Bệnh thán thư, khả năng lây lan giữa các loài cây và các hoạt chất phòng trị phổ biến

Bệnh thán thư là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng. Vậy bệnh này có khả năng lây lan từ loài cây này sang loài cây khác không? Và những hoạt chất nào hiện nay được sử dụng phổ biến để phòng tránh và điều trị bệnh thán thư? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Tác nhân gây bệnh

- Bệnh do nấm Colletotrichum gây ra.

2. Điều kiện phát sinh, phát triển

- Điều kiện thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển bao gồm mưa nhiều, sương mù, nhiệt độ dưới 25 độ C, và độ ẩm cao (trên 85%). Cây có nhiều đọt non, hoa và trái non cũng dễ bị nấm tấn công.

- Sự lây lan bệnh chủ yếu qua gió và nước, với các bào tử nấm di chuyển trong không khí hoặc được phát tán qua nước mưa.

3. Biểu hiện của bệnh

- Bệnh gây hại nặng trên cả lá, chồi, hoa và trái

+ Lá: Xuất hiện các chấm, đốm nhỏ màu vàng, màu nâu sau đó chuyển sang màu sẫm.

+ Chồi: Vết bệnh màu nâu tối, trong điều kiện thời tiết nóng gây chết khô, điều kiện thời tiết mưa gây thối nhũn.

+ Hoa: Xuất hiện những chấm đen, hoa kho và rụng.

+ Trái: Vết bệnh lõm sẩm màu, bệnh nặng gây thối đen nguyên trái.

4. Khả năng lây lan của bệnh thán thư giữa các loài cây

- Bệnh này có thể lây lan giữa các loại cây khác nhau, bao gồm cây rau màu (như ớt, dưa hấu, dưa leo), cây ăn trái (như xoài, na, thanh long), cây công nghiệp (như cà phê, điều) và cây hoa kiểng (như hoa cúc, hoa hồng). Khi bệnh lây lan sang loại cây khác, quá trình phát triển bệnh có thể chậm hơn do thời gian thích nghi của nấm bệnh với loại cây mới.

5. Quản lý bệnh cùng hoạt chất cho nhiều loại cây

- Có thể phun 1 hoạt chất trên tất cả các loại cây trông nấm tấn công. Một số hoạt chất phổ biến và hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh thán thư bao gồm:

+ Nhóm lưu dẫn: Metominostrobin, Trifluxystrobin, Picoxystrobin.

+ Nhóm kháng sinh: Ningnanmycin, Kasugamycin, Streptomycin.

+ Nhóm tiếp xúc: Mancozeb, Chlorothalonil.

+ Một số hoạt chất khác: Folpet, Procloraz, Triforine.

+ Nhóm các hoạt chất sinh học như: Bacillus spp; Trichoderma spp; Pseudmonas fluorescens; Chế phẩm chứa chất hữu cơ; Chế phẩm chứa vi sinh vật đối kháng; Chế phẩm có chứa Mycorrhizae.

6. Biện pháp khắc phục hiệu quả

- Biện pháp canh tác:

+ Chọn giống kháng bệnh.

+ Vệ sinh vườn, dọn dẹp cỏ dại, cắt tỉa cành bị sâu bệnh.

+ Xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả.

- Biện pháp bón phân:

+ Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón thừa đạm. 

- Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong số thuốc ở mục 5, nên sử dụng theo đúng liều lượng khuyến nghị của nhà sản xuất. Việc này không những giúp tối ưu hóa hiệu quả trong việc kiểm soát dịch hại, mà còn giảm thiểu nguy cơ gây hại cho cả cây trồng và môi trường xung quanh.

- Một trong các chế phẩm sinh học hiệu quả và an toàn cho người, động vật và môi trường là Bacillus Subtilis với liều lượng 2gr/L nước, sử dụng từ 20 đến 30L nước cho mỗi cây, hàng tháng. Hiệu quả rõ rệt sau 1 đến 2 lần sử dụng.

7. Các trường hợp mẫn cảm với nấm bệnh

- Cần đặc biệt chú ý đến các trường hợp mẫn cảm với nấm bệnh, bao gồm giai đoạn hoa mới nở, xổ nhụy, trái non, và lá non mới mở. Trong điều kiện mưa nhiều và nhiệt độ thấp, áp lực bệnh thán thư tăng cao, do đó việc phun phòng là cần thiết.

Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status