Bệnh khô đầu lá

Cây trồng bị hại: Cây tỏi
Xem chủ đề liên quan: Bệnh khô đầu lá, Stemphylium botryosum W
Tên khoa học: Stemphylium botryosum W

Triệu chứng bệnh khô đầu lá

Vết bệnh có hình bầu dục dài, lúc đầu có màu xám trắng sau đó tâm vết bệnh chuyển thành màu nâu vàng trên nền trắng xám, sau từ 5 - 7 ngày gãy gục ở giữa và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10-20cm. Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen. Bệnh chỉ gây hại trên lá bánh tẻ.

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh do một nấm Stemphylium botryosum W gây nên. Ngoài tỏi, nấm còn hại trên nhiều loại cây trồng khác như: hành, súp lơ, khoai tây, cà chua,...

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời âm u, nhiều sương mù, sương muối, nhiệt độ từ 22-25oC. Giai đoạn hành, tỏi hình thành củ (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2) là giai đoạn cây dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh héo khô đầu lá tỏi

Bệnh héo khô đầu lá tỏi

Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh trên một số cây rau màu khác

Những ruộng hành, tỏi trồng quá dày, bón nhiều phân đạm, hoặc ruộng tưới nước quá ẩm bệnh phát triển nặng hơn. Các giống tỏi tía, kiệu nhiễm bệnh nhẹ hơn các giống tỏi tàu và tỏi tây. Nấm bệnh lan truyền nhờ gió.

Biện pháp phòng trừ bệnh khô đầu lá

+ Gieo trồng tập trung, thời vụ: từ 5-15/10 là thích hợp nhất.

+ Đảm bảo mật độ, không trồng quá dày. Hàng cách hàng 15-20cm, cây cách cây 10-15 cm.

+ Tưới nước đủ ẩm, không để ruộng quả ướt. Vào những ngày có nhiều sương có thể tưới nước rửa sương vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.

+ Bón phân cân đối. Bón lót 3/4 lượng đạm hoặc có thể thay đạm bằng phân lân ngâm với nước giải.

+ Thường xuyên thăm đồng, ngắt bỏ lá tỏi bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh phát sinh lan truyền.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện dùng các thuốc: Altracol 70WP 0,2-0,4%, Score 250ND 0,3- 0,5l/ha, Topsin M 0,4- 0,6l/ha ... phun 3 - 4 lần/vụ.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây tỏi - Bộ NN&PT NT
DMCA.com Protection Status