Hoa cúc lúa
Bệnh phân bố rộng ở các vùng trồng lúa châu Á, châu Phi, châu Mỹ La - tinh. Bệnh đã gây thiệt hại cho lúa ở Philippin (Reinking, 1918) và Myanmar (Seth, 1935).
1. Triệu chứng gây hại của bệnh hoa cúc lúa
Bông lúa bị bệnh hoa cúc
Bệnh hoa cúc phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa phơi màu cho tới khi lúa chín. Bệnh gây hại trên vỏ trấu, bệnh trong hạt. Triệu chứng bệnh là những khối nấm hồng bao phủ cả vỏ hạt. Bệnh nặng làm toàn thể hạt gạo bên trong bị lép, biến màu, đôi khi có mùi mốc....
- Nấm xâm nhiễm vào hạt, biến từng hạt riêng rẻ của bông lúa thành khối bào tử hình tròn dạng nhung mịn. Khối bào tử lúc đầu nhỏ, sau đó to dần và đạt tới đường kính có thể 1cm, khối bào tử này được bao phủ bởi màng mỏng, trơn nhẵn màu vàng, màng bị vỡ rách do khối bào tử tiếp tục sinh trưởng khi đó khối bào tử có màu có màu vàng da cam sau đó biến thành màu xanh nâu hoặc đen xanh nhạt.
- Ở thời kỳ này bề mặt khối bào tử bị nứt nẻ. Thông thường chỉ một vài hạt trên bông lúa bị bệnh, khi bệnh nặng có nhiều hạt trên bông lúa bị bệnh.
2. Tác nhân gây bệnh hoa cúc lúa
- Bệnh do loài nấm Ustilaginoidea viens (Cooke) Taka gây hại, Cook mô tả lần đầu tiên tại Ấn Độ năm 1878. Bệnh gây hại phổ biến ở Ấn Độ , Myanma và Philippines.
- Thuộc bộ nấm than đen Ustilaginiidea virens, lớp Nấm đảm Basidiomycetes, các bào tử vách dày (Clamydospora) hình thành trên khối bào tử sinh ra bên các sợi nấm. Chúng có hình tròn đến bầu dục, màu ooliu, khi non chúng có kích thước nhỏ hơn, màu nhạt, trơn nhẵn.
- Bào tử nấm Ustilaginoidea viens (Cooke) Taka có vách dày mọc mầm thành các ống mầm, từ các ống mầm hình thành cành bào tử đỉnh thon nhọn và mang bào tử, bào tử nhỏ hình trứng.
- Một số khối bào tử phát triển 1 - 4 hạch ở trung tâm, các hạch đó qua đông ở ngoài ruộng và sinh sản ra các tản nấm có cuống trong mùa hè hoặc mùa thu năm sau. Đỉnh cuống của tản nấm phình to hình cầu hoặc gần tròn và chứa các quả tử nang ở vòng ngoại vi. Mỗi quả tử nang chứa khoảng 300 bào tử nang.
3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh và lây lan của bệnh hoa cúc lúa
- Theo kết quả nghiên cứu của Raychaudhuri đã nhận xét về quá trình nhiễm bệnh hoa cúc, tác giả ghi nhận có 2 kiểu gây bệnh.
+ Kiểu 1: Hạt bị nhiễm bệnh sớm, ngay từ lúc lúa mới bắt đầu phơi màu, cả bầu hoa bị phá hủy, nhưng các cuống nhụy, đầu nhụy, và các thùy bao phấn vẫn còn nguyên vẹn.
+ Kiểu 2: hạt bị bệnh khi chín, khi đó các bào tử tích tụ lại trên nhân hạt, phình to ra và ép vỏ hạt sang 1 phía. Cuối cùng nấm tiếp xúc với với nội nhũ và sự sinh trưởng của nấm được đẩy nhanh, nấm chiếm chỗ và bao bọc toàn bộ hạt.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh hoa cúc lúa
- Không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Xử lí hạt giống bằng nước nóng 54OC.
- Chăm sóc hợp lý làm cho cây khoẻ, tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào tử và hạch nấm. Không gieo cấy những giống lúa mẫn cảm với bệnh.
- Chăm sóc hợp lý làm cho cây lúa khỏe, tăng khả năng chống bệnh: áp dụng kỹ thuật canh tác theo chương trình "ba giảm - ba tăng" như gieo sạ với mật độ vừa phải (90-110 kg giống/ha), bón cân đối N-P-K, cung cấp phân đạm theo nhu cầu cây lúa, không bón thừa phân đạm vào giai đọan làm đòng đến lúc nuôi hạt.
- Sử dụng thuốc trừ bệnh đúng thời điểm. Nên phun thuốc trước trổ 5-7 ngày và sau dứt trổ 5-7 ngày: Diboxylin 2 SL; Rovral 50 WP; Tilral 500 WP với nồng độ theo khuyến cáo; thuốc trừ bệnh nhóm gốc đồng như: Oxyt clorua đồng, Bordeaux, Copper Zine (sử dụng 40-45 g/bình phun 8 lít nước).
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng