Ghẻ củ khoai tây

Cây trồng bị hại: Cây khoai tây
Tên khoa học: Actinmyces scabies, Streptomyces scabies

Tác nhân gây hại: do nấm Actinmyces scabies = Streptomyces scabies gây ra

Bệnh ghẻ của khoai tây trên thế giới. Bệnh không gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất khoai tây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng củ. 

1. Triệu chứng bệnh ghẻ củ khoai tây

Quy luật phát sinh gây hại bệnh ghẻ của khoai tây Actinmyces scabies = Streptomyces scabies:

Mầm bệnh tồn tại lâu trong củ bệnh, xác bả thực vật. Chúng phát triển ở nhiệt độ nóng (25-30oC) và khô, trong môi trường kiềm (pH=5,0-5,8), bệnh lan truyền mạnh qua những vết xây xát.

Khả năng gây hại (common scab) bệnh ghẻ của khoai tây Actinmyces scabies = Streptomyces scabies:

Bệnh ghẻ củ khoai tây

(A); (B) Bệnh ghẻ củ trên khoai tây.

- Triệu chứng điểm hình trên củ là các vết đốm nhỏ ướt, hình tròn có màu nâu hoặc nâu đỏ, xung quanh có vết bệnh sần sùi. Đôi khi, có thể quan sát thấy các vết sùi lõm hình nhẫn trên mặt củ. Triệu chứng bệnh thường thể hiện rõ vào thời kỳ thu hoạt củ. 

bệnh ghẻ khoai tây

- Tuy sẹo có thể không ảnh hưởng đến năng suất trực tiếp nhưng sẽ làm giảm chất lượng củ.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ khoai tây

ghẻ củ khoai tây

- Bệnh ghẻ khoai tây do xạ khuẩn Streptomyces scabies (Thaxter) Waksman and Herici gây ra. Đây là loại sinh vật gây gây bệnh nằm trung gian giữa vi khuẩn và nấm, theo phân loại nấm chúng thuộc loại nấm bất toàn. Sợi nấm nhỏ mảnh có hình xoắn không màu. Bào tử được sinh ra với số lượng lớn từ sợi nấm, bào tử có hình cầu hoặc hình bầu dục. Một số tài liệu công bố bệnh là do vi khuẩn hình sợi gây ra. 

- Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 20 - 22 độ C. 

- Streptomyces scabies tồn tại trên các tàn dư cây bệnh trong đất và gây hại ở các bộ phận cây nằm dưới mặt đất. 

- Chúng còn có thể sống sót qua bộ máy tiêu của động vật và tồn tại trong phân động vật. Bệnh lan truyền qua củ giống và qua nước tưới. 

- Bệnh gây hại mạnh ở những ruộng khoai tây độc canh nhiều vụ liên tiếp. Bệnh hại nặng trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, đất khô, đặc biệt là khoai tây trồng ở chất đất cát pha. 

- S. Scabies có phạm vi ký chủ rộng gây hại trên một số cây trồng như củ cải, cà rốt, củ cải đỏ, ...pH đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Bệnh hại mạnh trong điều kiện pH 5,5 - 7,5. Có một số loài tương tự có thể tồn tại và phát triển ở độ pH thấp hơn được phát hiện ở mỹ. 

- Giống chống bệnh gồm các giống King Edward, Maris Piper,...

- Các giống khoai tây Trung Quốc nhiễm bệnh nặng. 

3. Biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ của khoai tây Actinmyces scabies = Streptomyces scabies:

- Không dùng củ khoai bệnh làm giống, sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh. Lấy giống từ những vùng trồng khoai tây không bị nhiễm bệnh. Bảo đảm ẩm độ của đất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt là giai đoạn khoai tây hình thành củ cho đến khi thu hoạch. 

- Luân canh cây trồng không phải ký chủ của Streptomyces Scabies. 

- Điều chỉnh pH thích hợp (5,2-6,4).

- Trước khi bảo quản có thể nhúng củ trong dung dịch thuốc gốc đồng trong 1-2 giờ. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Nguồn: syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status