Bướu rễ

Xem chủ đề liên quan: Bướu rễ, Meloidogyne spp.
Tên khoa học: Meloidogyne spp.

Tác nhân gây bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây trồng:

Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne spp. Loài M. incognita (common southern root knot nematode) phân bố rộng rải ở châu Phi, Úc, Ấn Độ, Nam Mỹ, Mỹ. Còn lòai M. ignorata (closely related nematode) đã gây thất thu lớn ở Brazil. Các lòai khác cũng được tìm thấy gây hại đậu nành là M. javanica (Japanese root knot nematode), M. hapla (northern root knot nematode) và M. arenaria(peanut root knot nematode), các lòai này xuất hiện trên đậu nành trồng ở Ấn Độ, Israel, Thổ Nhỉ Kỳ, châu Phi, châu Mỹ.

Trứng và ấu trùng tiền ký sinh của tuyến trùng M. incognita được tìm thấy trong đất. Ấu trùng rất nhỏ, dài khoảng 0,4 mm, là động vật có dạng dài như con lươn. Mầm bệnh thuộc nhóm nội ký sinh. Khi có ký chủ, ấu trùng chui vào rễ và phát triển thành con trưởng thành. Con trưởng thành cái có dạng quả chanh núm và to. Cách chích hút của chúng sẽ kích thích các tế bào rễ lớn bất thường, gọi là các “tế bào khổng lồ” tạo thành những u bướu. Các tế bào khổng lồ này biểu hiện sự phát triển rối loạn của cây, làm cản trở sự vận chuyển nước và dưỡng chất trong hệ thống rễ.

Kết quả của thí nghiệm “phản ứng tế bào học ở rễ của 32 loại cây trồng đối với tuyến trùng Meloidogyne javanica” của Trường ĐHNN IV, cho thấy các giống đậu nành thí nghiệm như Santa Maria, Palmetto, ĐH4, Nam Vang, đều bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, các ký chủ khác có mức độ nhiễm bệnh cao hơn như cà chua, đậu bắp, thuốc lá, dưa leo, đậu đủa, đậu cô ve, cải xanh, điền thanh hạt tròn (Sesbania paludosa) và điền thanh hoa vàng (S. canabina).

Một số cây không bị tuyến trùng M. javanica xâm nhập và gây hại là đậu phộng mõ két, đậu phộng sẻ, các loại cỏ Stylosanthes, các loại muồng như muồng sợi (Crotalaria juncea), muồng lá tròn (C. striata) và muồng lá dài (C. usaramoensis) và cây vạn thọ. Một số cây khác ít nhiễm loài tuyến trùng này là một số giống bắp (Thái hổn hợp sớm, Western yellow, Mehico 7, bắp nếp), một số giống cao lương (Cosor 1, Cosor 2, Darso, Hegari), cây đoản kiếm (cốt khí) và cây trinh nữ không gai. Ở những cây này, tuyến trùng sẽ phát triển và sinh sản kém.

Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh và lây lan bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây trồng: 

Tuyến trùng sinh sống và phá hại trên phạm vi rộng của nhiều cây ký chủ khác nhau. Tuyến trùng có thể tồn tại dưới hình thức trứng tiềm sinh trong đất qua nhiều tháng. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và cơ cấu đất trồng loại cát pha tơi xốp và nhẹ thích hợp cho truyến trùng phát triển

Tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây cà chua phát triển thích hợp trong đất có nhiệt độ 25-30oC, ẩm độ khoảng 40%, sống trong đất cát tốt hơn trong đất thịt. Ở nhiệt độ 48-600 C tuyến trùng non sẽ chết. Trong đất , tuyến trùng tồn tại từ 1-2 năm. Trong 1 năm tuyến trùng có thể hoàn thành 10-12 lứa gây hại cây

ĐỐI VỚI CÂY KHOAI MÔN

Triệu chứng bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây khoai môn: 

Rễ và củ nổi bướu, củ bị sần, méo mó, cây lùn, lá vàng như bị thiếu đạm.

Phòng trị bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây khoai môn:

+ Dùng giống lành bệnh, diệt tuyến trùng trong củ giống bằng cách ngâm trong nước 540c trong vòng 50 phút, khử đất bằng cách tưới thuốc như: Vifuran 3G,  Cycocin, Nokaph... tưới nước cho thuốc thấm xuống đất.

ĐỐI VỚI CÂY CÀ CHUA

Triệu chứng bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây cà chua: 

+ Trên mặt đất, cây bị lùn cằn cỗi và chuyển màu vàng. Cây bệnh nặng có thể chết.

+ Dưới mặt đất : hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng.Nốt sưng bắt đầu to lên khi bệnh phát triển nặng. Lúc đầu bướu có màu trắng,sau chuyển thành nâu, cuối cùng có thể bị nát ra, khi đó rễ bị thối đen.

Bệnh bướu rễ do tuyến trùng hại và biện pháp phòng trị hiệu quả

Gốc và rễ cây cà chua bị Meloidogyne spp. hại

Biện pháp phòng trừ bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây cà chua: 

+ Luân canh với cây họ Hòa Thảo trong 2-3 năm.

+ Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh

+ Những ruộng bị hại nặng cần xử lý đất bằng cày đất phơi ải,bón vôi hoặc xử lý thuốc trị tuyến trùng như CAZINON 10H, Furadan 3G, chế phẩm chứa nấm Trocoderma sp..

+ Nên trồng xen với cây trồng khác họ để hạn chế thiệt hại

+ Trồng xen cây hoa Vạn Thọ (Tagetessp.),cỏ họ Đậu: Sục sạc(Crotaria juncea)

+ Bón nhiều phân hữu cơ.

ĐỐI VỚI CÂY ĐẬU TƯƠNG (ĐẬU NÀNH)

Triệu chứng bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. hại cây đâu tương (đậu nành):

Đây là một trong vài bệnh nghiêm trọng do tuyến trùng gây ra trên đậu nành. Trồng đậu nành liên tục trên những ruộng đã bị nhiễm bệnh này thì bệnh càng gia tăng và bệnh trở nên yếu tố chính làm giới hạn năng suất. Đậu nành trồng trên đất cát sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn trên các lọai đất khác.

Rễ cây bệnh có những bướu to (galls) sưng phồng lên, trông dễ nhầm với các nốt sần (nodules) ở rễ, bướu thường có màu trắng và dạng thon dài, giữa bướu phình to đều ra hai bên rễ. Các bướu thường tập trung ở gần các chóp rễ, trong khi các nốt sần thường tập trung ở phần rễ gần gốc cây.

Cây có thể bị lùn, lá phát triển kém và mất màu, thay đổi màu sắc tùy theo mức độ bệnh: có màu xanh nhạt, vàng nhạt, vàng sậm rồi héo nâu và rụng sớm. Mật số tuyến trùng trong đất và đặc tính nhiễm bệnh của cây là hai yếu tố quyết định các mức độ nhiễm bệnh. Ngòai ra, các yếu tố môi trường như đất cằn và khô hạn cũng làm tăng Triệu chứng bệnh bệnh ở các bộ phận trên mặt đất. Bệnh nặng, các giống dễ nhiễm có thể chết trước khi trái chín.

Biện pháp phòng trị bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. trên cây đâu tương (đậu nành):

Trong sản xuất, để phòng trị bệnh này, việc sử dụng thuốc trừ tuyến trùng chưa mang lại hiệu quả cao. Nên biện pháp tốt nhất là luân canh.

Luân canh với các loại cây trồng ít nhiễm hoặc không nhiễm nêu trên. Đặc biệt, nên tận dụng các loại cây phân xanh như Stylosanthes, Crotalaria hoặc trồng cây vạn thọ trong hệ thống luân canh để tiêu diệt tuyến trùng M. javanica. Cũng cần biết rõ thành phần tuyến trùng hiện diện trong đất canh tác để chọn cây thích hợp đưa vào hệ thống luân canh, tránh thiệt hại do bệnh gây ra. Các nghiên cứu cho thấy ở bang Florida (Mỹ), đậu phộng cũng không bị nhiễm bệnh do loài M. incognita nhưng lại bị nhiễm nặng với loài M. arenaria.

Cũng có thể phòng bệnh bằng biện pháp hưu canh (summer fallow) nhằm làm giảm mật số tuyến trùng trong đất.

ĐỐI VỚI CÂY KHOAI TÂY

(Meloidogyne hapla)

Quy luật phát sinh gây hại của bệnh tuyến trùng Meloidogyne hapla hại khoai tây:

Tuyến trùng thường phát triển mạnh vào mùa khô. Do đặc điểm rất ít di chuyển chủ

động, mỗi năm tuyến trùng chỉ có khả năng di chuyển được từ 3-6cm. Sự di chuyển của tuyến trùng là do các yếu tố trung gian tạo nên hay đã có mặt sẵn trong đất trước khi trồng hoặc có sẵn trong nguồn cây giống.

Khả năng gây hại của bệnh tuyến trùng Meloidogyne hapla hại khoai tây:

Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne hapla

Tuyến trùng tấn công, gây hại rễ khoai tây; (B) Củ khoai tây bị tuyến trùng gây hại

Vào đầu mùa xuân, ấu trùng của tuyến trùng còn sót lại trong đất và tìm kiếm gây hại trên củ non. Tuyến trùng xâm nhập và mạch nhựa và mạch gỗ. Con cái đẻ >1000 trứng. Tuyến trùng gây hại tạo thành các nốt sần trên rễ cây. Tuyến trùng đục sâu vào rễ khoai tây để ăn rễ, làm nghẽn chất dinh dưỡng và khiến cây phát triển còi cọc, lá héo kèm theo các triệu chứng khác, cuối cùng có thể giết chết cây. Nhiễm tuyến trùng ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%.

Biện pháp quản lý  bệnh tuyến trùng Meloidogyne hapla hại khoai tây:

- Đào mương thoát nước hạn chế tuyến trùng lây lan.

- Tăng cường bón vôi (vì tuyến trùng thích đất hơi chua), phân hữu cơ hoai mục (trong phân hữu cơ có nhiều vi sinh vật, tuyến trùng đối kháng), rải thuốc.

- Trồng xen một số loại cây có khả năng xua đuổi tuyến trùng như cây lục lạc (Crotalaria juncea), vạn thọ Pháp (Tagetes patula).

-  Xử lý thuốc đặc hiệu tuyến trùng: Tervigo 20SC

ĐỐI VỚI CÂY HỌ BẦU, BÍ, DƯA

Triệu chứng bệnh bướu rễ trên cây họ bầu bí

- Tuyến trùng sống trong đất, chích vào rễ cây tạo thành các u bướu, sống và phát triển trong đó.

- Biểu hiện của bệnh bướu rễ là trên rễ xuất hiện các khối u bướu màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước và hình dạng không cố định tùy theo số lượng tuyến trùng nhiều hay ít. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ, vàng và rụng, bị hại nặng cây có thể chết.

- Tuyến trùng phát triển thích hợp trong đất cát hơn trong đất thịt, tuyến trùng có thể sống từ 1- 2 năm trong đất.

Biện pháp phòng trị bệnh do tuyến trùng hại rễ

- Cày ải phơi đất, xử lý đất thật kỹ trước khi trồng

- Luân canh với những cây trồng trồng khác họ

- Thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật của vụ trước

- Nhổ bỏ các cây bị bệnh nặng

- Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status