Bật mí cách trồng dưa lê trong nhà kính hiệu quả kinh tế cao
Cây trồng liên quan:
Cây dưa lê (dưa thơm)
Trồng dưa lê trong nhà kính là giải pháp thông minh giúp bảo vệ cây trước thời tiết khắc nghiệt và tối ưu hóa năng suất. Nhà kính cung cấp môi trường lý tưởng cho cây phát triển nhanh chóng và cho ra nhiều trái. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh mà còn tăng khả năng sản xuất đáng kể, làm nên sự thành công trong nông nghiệp hiện đại.
1. Thời vụ trồng dưa lê
Dưa lê có thể được trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất là trong vụ xuân hè.
2. Nhiệt độ
Dưa lê phát triển tốt nhất trong nhiệt độ từ 16 đến 28 độ C. Cây thiếu ánh nắng và thời tiết âm u kéo dài có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả và chất lượng trái của cây.
3. Đất trồng
Cây phát triển tốt nhất trên loại đất xốp, thoát nước tốt, độ pH từ 6 đến 6,8 và có tầng đất mặt dày. Đặc biệt, đất cát hoặc đất pha cát giàu chất hữu cơ sẽ cung cấp môi trường lý tưởng cho cây sinh trưởng mạnh mẽ.
4. Mật độ trồng
- Trồng dàn:
+ Lượng giống: Từ 1 đến 1,2 kg/ha.
+ Khoảng cách: Cây cách cây 0,5 cm, hàng cách hàng 1,5 m.
+ Mật độ cây: 25.000 cây/ha.
- Trồng bò trên mặt đất:
+ Lượng giống: Từ 400 đến 500 g/ha.
+ Khoảng cách: Cây cách cây 0,5 cm, hàng cách hàng 4 m.
+ Mật độ cây: Từ 9.000 đến 10.000 cây/ha.
5. Kỹ thuật canh tác
- Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng.
+ Ủ phân: Toàn bộ lượng cá nước ngọt cộng với 50% lượng hạt đậu tương, ngâm ủ trong bể kín. Sau 5 tháng, lọc lấy dung dịch pha loãng bón cho cây trồng. Số liệu tương còn lại ủ kín với 50% lượng phân trâu bò trước trồng dưa 1 tháng. Bón lót 70% lượng phân bò và đậu tương đã ủ trước đó. Bón nốt số phân này khi cây dưa kết thúc đậu quả.
Chăm sóc: Tưới nước hàng ngày, thăm bệnh và nhổ cỏ bằng tay. Dùng các phương pháp thủ công như bắt sâu bằng tay khi phát hiện sâu bệnh.
- Tỉa nhánh và bấm ngọn:
+ Để một dây chính: Định hướng dây bò vuông góc với mặt đất, mỗi dây để một trái, cắt bỏ nhánh từ lá thứ 10 trở vào gốc trước khi để trái.
+ Để hai dây nhánh: Khi cây được 4-5 lá thật, bấm ngọn chính, sau 7-10 ngày chọn hai nhánh tốt nhất, mỗi nhánh để một trái, cắt bỏ nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc trước khi để trái.
+ Chăm sóc sau khi ra lá: Khi cây dưa ra 4-5 lá thật, tiến hành bấm ngọn. Sau đó, tỉa hết các nhánh từ lá thứ 5 đến lá thứ 7, chỉ để lại hai nhánh khỏe cho trèo lên dàn, lấy quả đậu tại các nhánh từ lá thứ 7 đến lá thứ 10. Mỗi nhánh lấy 1-2 quả, sau đó chọn để lại mỗi cây 4-6 quả, ngắt bỏ kịp thời các quả dưa còi cọc, sâu vẹo, cắt tỉa hết các nhánh từ lá thứ 13 trở lên, đến lá thứ 20 thì bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lê
- Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời. Một số bệnh thường gặp trên dưa lê: Phấn trắng, nấm, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng, lở cổ rễ, thán thư.
- Phòng trừ: Chăm sóc cây khỏe, tưới nước hợp lý, thu dọn sạch tàn dư, vệ sinh khử trùng trước khi trồng, phun chế phẩm vi sinh định kỳ 25-30 ngày/lần hoặc phun Thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis cho cây.
Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
-
Hướng dẫn bấm ngọn, tỉa cành, chồi nách cho dưa Kim Cô Nương, Dưa Leo, Dưa Lê
Trong trồng trọt, việc bấm ngọn, tỉa cành có tác dụng rất lớn trong việc tăng năng suất cây trồng. Đầu tiên, việc bấm ngọn giúp cây tập trung vào phát triển chồi nách...
-
Nguồn gốc và phân loại dưa lê (dưa thơm)
Nguồn gốc và phân loại dưa lê. Cây dưa lê hay còn gọi là dưa thơm có tên khoa học là Cucumis melo L., tên tiếng Anh là Muskmelon hoặc Cantaloupe.
-
Tìm hiểu yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa lê vàng Kim Hoàng Hậu
Dưa vàng rất cần lân, phân lân giúp kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều và hạn chế hiện tượng thừa đạm.
-
Hướng dẫn chi tiết về dinh dưỡng cho dưa hấu và các loại cây họ bầu bí ( dưa leo, bầu, bí...)
Các cây họ bầu bí có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, khối lượng thân, lá nhiều, năng suất quả cao nên nhu cầu dinh dưỡng cũng lớn. Ngoài NPK, các cây họ bầu bí rất nhạy cảm với các chất trung - vi lượng, nhất là canxi, magiê, mangan, đồng, cần bón bổ sung.
Cùng chuyên mục