Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 2)
| KỲ 1 | KỲ 2 | KỲ 3 | KỲ 4 | KỲ 5 | KỲ 6 | KỲ 7 | KỲ 8 | KỲ 9 | KỲ 10 | KỲ 11 | KỲ 12 | KỲ 13 | KỲ 14 |
6) Sự ra hoa của cây mía có ảnh hưởng gì đối với năng suất mía cây và hàm lượng đường trên mía?
Khi ruộng mía đạt đến độ phát triển toàn diện về mật độ cây, chiều cao, độ lớn và độ chín thì sự ra hoa không ảnh hưởng gì lớn đối với năng suất và hàm lượng đường trên cây mía, nếu ruộng mía được thu hoạch đúng lúc, đúng thời vụ. Tuy nhiên, khi trồng giống mía có đặc tính ra hoa cần chú ý một số điểm dưới đây:
- Đối với giống mía ra hoa sớm không nên trồng vào vụ đầu mưa (ở Nam bộ) vì thời gian quá ngắn chưa đủ để cây mía đạt độ lớn cần thiết đã ra hoa, năng suất mía cây sẽ thấp.
- Trong thời gian mía đang phát triển hoa, đường trên mía giảm do một phần chuyển hóa nuôi hoa, do đó không nên đốn chặt mía vào lúc này làm nguyên liệu chế biến mà phải chờ cho tới khi bông mía chín (rũ cờ), đường trên mía đạt mức tối đa (đạt độ chín sinh lý) thu hoạch là tốt nhất. Cũng không nên để mía đã rũ cờ quá lâu trên đồng ruộng vì đường trên mía sẽ giảm dần theo thời gian về sau.
Để khắc phục nhược điểm năng suất thấp đối với giống mía ra hoa sớm người ta bố trí trồng vào thời vụ cuối mưa (hay vụ thu đông) và sẽ thu hoạch vào đầu mùa chế biến của năm sau ruộng mía sẽ đạt năng suất mía cây và hàm lượng đường mong muốn.
7) Nhân giống mía bằng hom ngọn và nhân giống mía bằng hom thân có gì khác nhau?
Mía là cây trồng nhân bằng hom (nhân vô tính). Hom mía trồng xuống đất các cây mía con sẽ mọc lên từ những mắt mầm và phát triển. Do đó, nhân giống mía bằng hom ngọn (các dóng mía non ớ phần trên) hay hom thân (các dóng mía bánh tẻ ở phần dưới kế tiếp) nếu mắt mầm còn non, tốt đều mọc như nhau.
Trước đây, khi sản xuất còn ít bà con nông dân thường sử dụng phần ngọn mía để làm hom giống trồng. Cách này có lợi là tận dụng được phần ngọn chứa ít đường để làm hom giống (trong thực tế những mắt mầm ở phần ngọn thường mọc nhanh hơn các mắt mầm ở phần thân phía dưới) còn phần thân phía dưới chứa nhiều đường sử dụng làm nguyên liệu. Song cách làm này hệ số nhân rất thấp, thường thu hoạch một diện tích chỉ trồng được một diện tích mới (hệ số nhân bằng một) nên khi muống trồng tăng diện tích hom giống sẽ bị thiếu. Vì vậy để có đủ hom giống cho việc mở rộng diện tích trồng người ta phải lấy thêm phần thân phía dưới gọi là hom hai hoặc hom ba cho đủ. Hiện nay sản xuất mía ngày càng được mở rộng, diện tích trồng mía mỗi năm là rất lớn, để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hom giống trồng theo kế hoạch người ta thực hiện việc làm ruộng giống riêng để cung cấp hom giống cho sản xuất.
8) Trồng mía bằng mắt mầm có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Mắt mầm chính là bộ phận sinh sản vô tính của cây mía. Người ta trồng mía bằng hom nhưng thực chất là trồng bằng mắt mầm. Mỗi hom có 2 - 3 mắt mầm. Nhờ hom mía bảo vệ, mắt mầm không bị sâu bệnh hoặc côn trùng trong đất tấn công trực tiếp và cũng nhờ chất dinh dưỡng, nước dự trữ ở trong hom mía mà mắt mầm hoàn thành được chức năng sinh lý ban đầu là mọc thành cây non để rồi phát triển.
Do trồng mía bằng hom nên mỗi hecta mía trồng mới phải tốn từ 8 đến 10 tấn mía. Vì vậy người ta đã nghĩ đến việc tận dụng lượng mía này bằng cách tách mầm mía ra khỏi thân ươm vào bầu, khi mầm mọc thành cây đem trồng, còn phần thân mía sử dụng làm nguyên liệu chế biến. Cách làm này có ưu điểm là:
- Tận dụng được phần thân mía 8-10 tấn làm nguyên liệu
- Chọn được số mầm tốt để trồng.
- Số lượng mắt mầm trồng giảm chỉ bằng một phần ba trồng bằng hom.
- Giữ, bảo quản giống cho vụ trồng mới trong điều kiện ở những nơi khó khăn không bảo quản được cây giống trên đồng ruộng.
Tuy nhiên, tách mắt mầm trồng trong bầu đất là một công việc hết sức tỉ mỉ, đòi hỏi phải có kỹ thuật và công cụ chuyên dùng để khi tách mầm ra khỏi thân mía mắt mầm không bị tổn thương và mọc tốt.
Do tách mắt mầm ra khỏi thân mía nên dễ bị sâu bệnh tấn công trực tiếp và lượng dinh dưỡng dự trữ không có nên phải bón phân ngay từ đầu để giúp cho cây mầm phát triển.
Cách làm này cũng cần nhiều lao động và chi phí tài chính. Do đó khi áp dung phương pháp tách mầm cần cân nhắc tính toán sao cho có lợi nhất.
9) Nhân giống mía bằng phương pháp cấy mô đơn bội có những ưu và nhược điểm gì?
Từ hơn hai thập niên trở lại đây nhiều quốc gia trồng mía trên thế giới đã sử dụng phương pháp cấy mô đơn bội để nhân giống mía. Tức là lấy một mảnh mía ở một bộ phận nào đó của cây mía (giống mía) định nhân, chẳng hạn điểm sinh trưởng hoặc phần bẹ non của lá,… đưa vào môi trường tạo mô sẹo. Rồi từ mô sẹo đã phát triển chuyển qua môi trường tạo cây (đều thực hiện trong phòng thí nghiệm). Khi mía đã thành cây chuyển dần ra ngoài và cuối cùng trồng trên đồng ruộng trong điều kiện môi trường tự nhiên.
Ưu điểm của phương pháp cấy mô đơn bội là hệ số nhân cao. Chỉ cần một lượng vật liệu ban đầu rất nhỏ nhưng sau một thời gian ngắn có thể tạo ra hàng vạn cây con. Lợi dụng ưu thế này người ta đã áp dụng để nhân nhanh các giống mía mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Người ta cũng dùng phương pháp cấy mô đơn bội để phục tráng các giống mía cũ và làm sạch mầm bệnh ở những guống mía bị nhiễm v.v…
Bên cạnh những ưu điểm trên, nhân giống mía bằng cấy mô đơn bội cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:
- Về nguên lý, cấy mô đơn bội là một phương pháp nhân giống vô tính, tuy nhiên trên thực tế các cây mía con được tạo ra từ trong ống nghiệm không phải 100% mang đầy đủ những đặc tính bản chất của vật liệu khởi đầu mà có một tỉ lệ nhất định đã bị biến dị trong môi trường nhân tạo chuyển thành những dòng mía mới (người ta gọi là những dòng phụ - subclon). Chính vì thế, sau khi các cây con từ trong ống nghiệm trồng ra ngoài đồng ruộng cần phải có sự chọn lọc lại để loại bỏ những cây xấu, kém không phải là giống vật liệu gốc định nhân trước khi sử dụng hom của các dòng phụ này nhân tiếp phổ biến vào sản xuất.
- Nhân giống bằng nuôi cấy mô đơn bội phải có phòng thí nghiệm và những trang thiết bị chuyên dùng cần tiết cùng với một lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật được đào tạo chu đáo.
- Giá thành cây con giống lấy từ ống nghiệm thường cao hơn rất nhiều so với nhân giống bằng hom thông thường.
10) Những giống mía đang trồng phổ biến ở các vùng mía của nước ta và đặc điểm chủ yếu của những giống mía đó?
Giống mía đường đang trồng phổ biến ở các vùng mía ở nước ta hiện nay phải kể tới vài ba chục, chủ yếu là giống mía nhập nội có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ 1986 - 2012, Viện Nghiên cứu Mía đường đã lần lượt kết luận đưa vào sản xuất 48 giống mía mới. Đặc biệt trong số đó có 10 giống do Viện tự lai tạo mang kí hiệu VN.
Thông tin chi tiết về các giống mía đã được nghiên cứu
STT | Tên giống mía | Nguồn gốc | Chi tiết |
1 | Giống mía C111-79 | Do viện Nghiên cứu Mía Đường Cộng hòa Cuba (INICA) lai tạo và chọn lọc. Nhập nội vào Việt Nam năm 1999 | |
2 | Giống Mía C1324-74 | Do viện Nghiên cứu Mía Đường Cộng hòa Cuba (INICA) lai tạo và chọn lọc. Nhập nội vào Việt Nam năm 1999 | |
3 | Giống Mía C85-212 | Do viện Nghiên cứu Mía Đường Cộng hòa Cuba (INICA) lai tạo và chọn lọc. Nhập nội vào Việt Nam năm 1999 | |
4 | Giống Mía C85-391 | Do viện Nghiên cứu Mía Đường Cộng hòa Cuba (INICA) lai tạo và chọn lọc. Nhập nội vào Việt Nam năm 1999 | |
5 | Giống Mía DLM24 | Hạt lai nhập từ Mỹ, gieo hạt và chọn dòng vô tính tại Viện Nghiên cứu Mía Đường | |
6 | Giống Mía K88-200 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
7 | Giống mía K88-92 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
8 | Giống mía K93-219 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
9 | Giống mía K95-156 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
10 | Giống mía K95-84 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
11 | Giống mía KK2 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
12 | Giống mía KU00-1-61 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
13 | Giống mía KU60-1 | Do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
14 | Giống mía LK92-11 | Lai tạo tại tỉnh Lampang Kanchanaburi, Thái Lan năm 1992. Được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
15 | Giống mía ROC16 | Là giống mía do viện nghiên cứu mía đường Đài Loan chọn tạo. Được nhập nội năm 1990 | |
16 | Giống mía Suphanburi 7 | Suphanburi 7 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía Đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005 | |
17 | Giống mía VĐ86-368 | Là giống mía Trung Quốc được phép sản xuất thử ở Nam Bộ, có triển vọng ở vùng Tây Nguyên và Trung Bộ, đặc biệt là những nơi bệnh than bị khống chế | |
18 | Giống mía VN84-4137 | Là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía Đường lai tạo năm 1984 | |
19 | Giống mía VN84-422 | Là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía Đường lai tạo và chọn lọc từ năm 1984. Có năng xuất, chất lượng cao, chín sớm | |
20 | Giống mía VN85-1427 | Là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía Đường lai tạo, chọn lọc từ năm 1985. Có năng xuất cao, chất lượng khá, chín sớm - trung bình sớm, ít nhiễm sâu bệnh | |
21 | Giống mía VN85-1859 | Là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía Đường lai tạo, chọn lọc từ năm 1985, có năng xuất cao, chất lượng khá, chín trung bình... | |
22 | Giống mía KU00-1-58 | Là giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập nội chính thức vào Việt Nam năm 2005, Giống KU00-1-58 đang được Bộ NN&PTNT xem xét công nhận giống cho phép sản xuất thử nghiệm tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. | |
23 | Giống mía VN09-108 | Là giống mía có nguồn gốc tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (nay là Viện Nghiên cứu Mía Đường) lai tạo năm 2009, Giống VN09-108 đang được Bộ NN&PTNT xem xét công nhận giống cho phép sản xuất thử nghiệm tại vùng Nam Trung Bộ | |
24 | sản xuất đại trà nhiều loại giống mía mới có năng suất, chất lượng cao tại tỉnh Kon Tum | sản xuất đại trà nhiều loại giống mía mới có năng suất, chất lượng cao tại tỉnh Kon Tum | |
25 | Giống mía KK3 ước đạt năng suất 120 tấn/ha | Giống mía KK3 | |
26 | Rộn ràng vụ mía 2015-2016 | Hiện trên nhiều cánh đồng mía của tỉnh, nông dân đang tất bật vệ sinh đồng ruộng để xuống giống niên vụ mía 2015-2016 trong không khí rộn ràng phấn khởi và mong mùa mía tới tiếp tục thắng lợi. | |
27 | Việt Nam không có giống mía biến đổi gen | Cục Trồng trọt đã có công văn gửi Hiệp hội Mía đường Việt Nam, khẳng định mía sản xuất ở Việt Nam là những giống cây trồng không biến đổi gen. | |
28 | Nhộn nhịp mùa trồng mía bên sông Lam | (Baonghean.vn) - Thời điểm này bà con vùng ven sông Lam các huyện Anh Sơn, Con Cuông đang tích cực triển khai vụ mía mới, thu hoạch đến đâu triển khai trồng đến đó. |
Mời các bạn đón đọc: Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 3)
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 1)
Thế nào là một giống mía tốt? Ý nghĩa kinh tế của cơ cấu giống mía sản xuất như thế nào? Tiêu chuẩn chung cho một giống mía sản xuất là gì?...
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 13)
Kỹ thuật xử lý và chăm sóc mía gốc? Ruộng mía để gốc có nên đốt lá hay không? Vì sao đất trồng mía phải luân canh với cây trồng khác? Công thức luân canh ở một số vùng mía?
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 14)
Tầm quan trọng của nước đối với cây mía? Các phương pháp tưới và lượng nước tưới cần cho mía như thế nào? Vì sao trồng mía không chịu được úng? Thế nào là khảo nghiệm...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô