Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 12)
| KỲ 1 | KỲ 2 | KỲ 3 | KỲ 4 | KỲ 5 | KỲ 6 | KỲ 7 | KỲ 8 | KỲ 9 | KỲ 10 | KỲ 11 | KỲ 12 | KỲ 13 | KỲ 14 |
56) Căn cứ vào những đặc điểm nào để nhận biết ruộng mía đã chín hay chưa?
Đánh giá độ chín của ruộng mía người ta thường dựa vào những căn cứ sau:
- Đặc điểm của giống: Giống chín sớm (ngắn ngày), giống chín muộn (dài ngày), giống giàu đường,...
- Tuổi mía: Cùng một giống mía, ruộng có nhiều tháng tuổi mía sẽ già hơn và đường tích luỹ nhiều hơn (chín hơn).
- Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm giảm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tăng, tốc độ chín của mía tăng nhanh.
- Loại mía: Mía trồng vụ xuân, trồng đầu mưa thời gian thu hoạch ngắn hơn mía trồng vụ thu và cuối mưa. Cùng một giống mía, cùng thời gian sinh trưởng, mía gốc già hơn mía tơ.
- Quan sát bằng kinh nghiệm: Mía già (chín) màu da sẫm lại, ít phấn, lá khô nhiều, nước trên bẹ lá giảm. Và khi ăn (cảm quan) mía rất ngọt,...
57) Phương pháp xác định chuẩn xác độ chín của mía như thế nào?
Có nhiều phương pháp xác định độ chín chuẩn xác và hàm lượng đường trên mía như đo độ Bx trực tiếp trên đồng ruộng hay lấy mẫu mía phân tích trong phòng thí nghiệm:
- Đo độ Bx trực tiếp: Sử dụng máy khúc xạ kế cầm tay (Refractomet), một dụng cụ đo đơn giản, đo dộ Bx mía ngay tại ruộng. Nếu số đo độ Bx giữa gốc và ngọn (phần làm nguyên liệu) chênh lệch khoảng một độ (Bx gốc – Bx ngọn » 1 độ) là mía đã đạt độ chín.
- Phân tích trong phòng thí nghiệm: mỗi ruộng mía lấy một số cây mẫu ở các điểm khác nhau phân tích xác định các chỉ số công nghiệp như độ Bx, độ Po, độ thuần khiết (AP), RS, tỉ lệ xơ và CCS,... trước khi cho thu hoạch.
- Nếu thực hiện được như vậy, chất lượng nguyên liệu sẽ được đảm bảo và hiệu quả của chế biến sẽ cao hơn rất nhiều
58) Quy chuẩn chất lượng mía nguyên liệu đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay?
Năm 2012 Bộ Nông và PTNT đã ban hành ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng mía nguyên liệu kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/07/2012.
59) Mùa thu hoạch và chế biến đường mía ở vùng mía của nước ta như thế nào?
Ở nước ta mùa thu hoạch mía và chế biến đường thường bắt đầu từ tháng 10,11 năm trước đến tháng 4,5 của năm sau. Vì vào các tháng này rất ít mưa, nhiệt độ thấp (miền Bắc) và mùa khô (miền Nam), điều kiện khí hậu thuận lợi cho mía chín – thu hoạch - vận chuyển và chế biến. Cụ thể với các vùng là:
- Vùng mía miền Bắc: Mùa thu hoạch mía - chế biến đường bắt đầu từ tháng 10 năm trước và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau với khu vực đồng bằng, Còn vùng trung du, đất cao có thể kéo dài sang hết tháng 4.
- Vùng mía Quảng Ngãi và Duyên Hải miền trung: Mùa thu hoạch mía - chế biến đường bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 6. Riêng khu vực nhà máy đường Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) mùa chế biến có thể kéo dài 8 tháng.
- Vùng mía các tỉnh Nam Bộ: mùa thu hoạch mía chế biến đường bắt đầu từ giữa tháng 11 và kết thúc vào tháng 4,5 năm sau. Riêng khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ở Tây Nam bộ mía thường phải thu hoạch sớm hơn để tránh lũ.
Tuy nhiên hàng năm, tuỳ theo từng tình hình diễn biến của thời tiết khí hậu, tình hình sản xuất mía và diều kiện chế biến, mùa thu hoạch mía - chế biến đường ở các vùng vẫn có sự điều chỉnh cho phù hợp.
60) Khi thu hoạch mía cần chú ý những điều gì?
Ở nước ta cho đến nay công việc thu hoạch mía vẫn là lao động thủ công với các công cụ thô sơ như con dao hoặc chiếc búa (cũng có nơi sử dụng loại cuốc chặt),... Để giúp cho công việc thu hoạch được tốt và góp phần làm tăng năng suất ruộng mía, trong khâu thu hoạch cần chú ý một số điểm dưới đây:
- Dụng cụ thu hoạch mía (dao búa hoặc cuốc chặt) phải sắt bén. Khi chặt phải chặt sát mặt đất, tránh làm dập gốc. Chặt một lượt tất cả các cây kể cả những cây chết và cây mầm để ruộng mía sạch, tái sinh đồng đều (nếu để lưu gốc).
- Không thu hoạch các ruộng mía sẽ để gốc vào các thời điểm thời tiết khí hậu không thuận lợi cho mầm gốc tái sinh như giá rét (miền Băc), khô hạn (Đông Nam Bộ), úng ngập (Tây nam Bộ),...
- Mía thu hoạch tới đâu vận chuyển chế biến ngay tới đó. Không để mía thu hoạch quá lâu trên đồng ruộng, sân bãi, vừa làm giảm năng suất mía, vừa làm giảm đường trên mía.
Ruộng mía thu hoạch vào ngày mùa mưa, không để cho xe máy chạy qua làm hư gốc và nén đất gây trở ngại cho công việc xử lý, chăm sóc mía gốc về sau.
Mời các bạn đón đọc: Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 13)
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 9)
Hoá chất diệt cỏ cho cây mía và cách sử dụng? Tác hại của sâu, bệnh đối với cây mía như thế nào? Bệnh nấm gây hại cây mía của ta hiện nay và biện pháp phòng trừ? Các bệnh vi khuẩn quan trọng hại mía ở nước ta? Bệnh virus hại cây mía?
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 10)
Bệnh khảm mía và cách phòng trừ? Các loài sâu đục hại mía? Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân mía như thế nào? Sùng trắng là gì, tác hại đối với mía và biện pháp phòng trừ?
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 11)
Tác hại của rệp xơ bông trắng, rệp sáp, tuyến trùng đối với cây mía và biện pháp kiểm soát? Thế nào là độ chín của mía? Vì sao mía chưa đạt độ chín vẫn thu hoạch...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà