Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 14)
| KỲ 1 | KỲ 2 | KỲ 3 | KỲ 4 | KỲ 5 | KỲ 6 | KỲ 7 | KỲ 8 | KỲ 9 | KỲ 10 | KỲ 11 | KỲ 12 | KỲ 13 | KỲ 14 |
66) Tầm quan trọng của nước đối với cây mía?
- Mía là cây trồng cạn nhưng lại rất cần nước. Nước chiếm trên 70% khối lượng cây mía thu hoạch. Ruộng mía được cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất nông nghiệp cao. Ngựợc lại, ruộng mía thiếu nược, khô hạn cây phát triển kém, còi cọc, năng suất nông nghiệp thấp, có khi chỉ bằng phân nửa ruộng có tưới. Điều này đã cắt nghĩa vì sao năng suất mía của chúng ta hiện nay còn quá thấp nhất là những vùng khô hạn không có nước tưới. Theo những kết quả nghiên cứu thu được, mỗi ngày một cây mía tiêu hao khoảng 750gr nước và một ruộng mía có mật độ 62 ngàn cây tiêu hao khoảng 140 m3 nước/tháng.
- Ở nước ta cây mía sống hoàn toàn nhờ nước trời. Tổng lựơng mưa cả năm thì cao nhưng lại dồn vào các tháng mùa mưa còn mùa nắng thì nhiều nơi hoàn toàn không có mưa (vùng Nam Bộ), cây mía thực chất chỉ sinh trưởng và phát triển trong vòng từ 6 – 8 tháng. Rõ ràng nếu giải quyết được vấn đề thủy lợi, có nước tưới vào các tháng mùa khô thì năng suất cây mía của chúng ta sẽ tăng lên gấp bội, đồng thời giảm được thiệt hại về năng suất mía khi kéo dài mùa chế biến về cuối vụ ép.
67) Các phương pháp tưới và lượng nước tưới cần cho mía như thế nào?
- Có nhiều phương pháp tưới cho mía như: Tưới tràn, tưới theo rãnh, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt,... Mỗi phương pháp tưới kể trên đều có mặt ưu, mặt khuyết và những yêu cầu kỹ thuật riêng. Áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi và từng thời điểm sinh trưởng của cây mía. Tưới tràn, tưới theo rãnh đơn giản nhưng tốn nhiều nước. Tưới phun mưa chỉ có thể áp dụng khi cây mía còn nhỏ. Phương pháp hiện đại nhất hiện nay được áp dụng ở các quốc gia trồng mía có trình độ kỹ thuật cao là tưới nhỏ giọt, vừa tiết kiệm được nước vừa điêu tiết được lượng cần theo từng giai đọan sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư rất lớn.
- Về lượng nước tưới: Ở mùa mưa, lượng nước tưới cần không nhiều, chỉ là bổ sung vào những thời điểm đột xuất như lúc trồng (nếu ruộng không đủ ẩm) hoặc gặp hạn giữa vụ,... Nước tưới chỉ thực sự cần thiết vào mùa nắng. Ở thời điểm mùa khô hạn, mỗi lần tưới cần từ 300 – 500 m3/ha, đồng thời căn cứ vào tốc độ bốc hơi nước ở mỗi khu vực mà xác định các lần tưới tiếp theo. Thông thường vào mùa khô hạn khoảng cách mỗi lần tưới từ 10 – 15 ngày.
68) Vì sao trồng mía phải chọn đất thoát nước tốt và những nơi không bị úng ngập?
Mía là cây trồng cần nước nhưng lại rất sợ nước úng ngập. Vì vậy khi trồng mía phải chọn đất thoát nước tốt, không bị úng ngập. Ở vùng mía Tây Nam bộ, do đất thấp nên người ta phải lên liếp, tức là nâng mặt ruộng cao lên mới trồng được mía. Nếu ruộng mía thoát nước kém hoặc úng ngập bộ rễ mía sẽ phát triển kém hoặc bị chết, thối làm cho cây sinh trưởng kém, vàng úa, có khi chết hàng loạt. Do đó, khi thiết kế đồng ruộng trồng mía bao giờ cũng phải có hệ thống mương rãnh tưới tiêu đi cùng với nhau để đảm bảo tưới hoặc tiêu nước khi cần thiết.
69) Thế nào là khảo nghiệm giống DUS và quy phạm khảo nghiệm giống mía DUS đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam?
Khảo nghiệm DUS (Distinctness, Uniformity and Stability) là quá trình đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới.
70) Thế nào là khảo nghiệm VCU và quy phạm khảo nghiệm giống mía VCU đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam?
Khảo nghiệm VCU (Value of Cultivation and Use) là quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng mới như: năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tính thích ứng và khả năng sản xuất hạt giống. Khảo nghiệm VCU gồm khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất;
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 11)
Tác hại của rệp xơ bông trắng, rệp sáp, tuyến trùng đối với cây mía và biện pháp kiểm soát? Thế nào là độ chín của mía? Vì sao mía chưa đạt độ chín vẫn thu hoạch...
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 12)
Nhận biết ruộng mía đã chín hay chưa? Phương pháp xác định chuẩn xác độ chín của mía?Quy chuẩn chất lượng mía nguyên liệu? Mùa thu hoạch và chế biến đường?...
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 13)
Kỹ thuật xử lý và chăm sóc mía gốc? Ruộng mía để gốc có nên đốt lá hay không? Vì sao đất trồng mía phải luân canh với cây trồng khác? Công thức luân canh ở một số vùng mía?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô