Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 11)
| KỲ 1 | KỲ 2 | KỲ 3 | KỲ 4 | KỲ 5 | KỲ 6 | KỲ 7 | KỲ 8 | KỲ 9 | KỲ 10 | KỲ 11 | KỲ 12 | KỲ 13 | KỲ 14 |
51) Tác hại của rệp xơ bông trắng đối với cây mía và biện pháp kiểm soát?
Rệp xơ bông trắng (Ceratovacuna lanigera) là loại rệp hại mía có nhiều ở vùng mía Miền Bắc. Rệp bám vào mặt dưới của lá (thường là những bụi mía rậm rạp) chích hút nhựa làm cho cây cằn lại, phát triển chậm. Những bụi mía bị rệp nặng cây cân nhẹ, tỉ lệ đường giảm. Ruộng mía bị rệp để gốc kém. Rệp xơ bông trắng lây lan và phát triển rất nhanh. Chỉ một vài điểm ban đầu nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sau một thời gian ngắn sẽ lây lan ra khắp ruộng mía.
Biện pháp kiểm soát rệp xơ bông trắng hại cây mía
- Tuyển chọn giống mía kháng rệp (trong thực tế có nhiều giống kháng rệp).
- Chuẩn bị đất trồng kỹ. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện có rệp, nếu ít có thể cắt lá đốt hoặc chôn sâu. Nơi có điều kiện về lao động có thể cho bóc lá già làm cho ruộng mía bớt rậm rạp, thông thoáng. Ruộng mía để gốc cần vệ sinh và xử lý ngay sau thu hoạch để loại bỏ mầm mống của rệp.
- Trong trường hợp ruộng mía bị rệp nặng có thể dùng thuốc trừ sâu phun để kiểm soát.
52) Tác hại của rệp sáp đối với cây mía và biện pháp phòng trừ?
Rệp sáp (Pseudococcus sacchari) có thân hình bầu dục, màu hồng, ngoài có lớp sáp trắng bao bọc. Loài rệp này thường sống tập trung ở các mấu của dóng mía phía trong bẹ lá. Rệp hút nhựa của cây làm cho mía phát triển kém, năng suất mía và đường giảm.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây mía
- Tuyển chọn giống kháng rệp.
- Chuẩn bị kỹ đất trồng. Chọn hom giống trồng không mang mầm bệnh của rệp. Nơi có điều kiện về lao động nên bóc các lá già rậm rạp và đốt tại chỗ nhằm loại trừ những bẹ lá mang rệp.
- Ruộng mía để gốc, sau thu hoạch cần vệ sinh và chăm sóc kịp thời để mầm mống tái sinh tốt và diệt trừ các mầm móng của rệp
53) Tuyến trùng là gì, tác hại đối với cây mía và biện pháp phòng trừ?
Tuyến trùng (nematode) là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể) sống trong đất, hình dạng giống như những con giun con rất nhỏ, hoạt động xung quanh vùng rễ cây trồng, trong đó có cây mía. Tuyến trùng chích hút làm cho rễ mía sưng lên, thối đen rồi chết hoặc làm giảm khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng. Cây mía bị tuyến trùng xâm nhập sinh trưởng kém, còi cọc, lá úa vàng,... Làm cho năng suất mía cây và đường trên mía thấp. Tuyến trùng thường có nhiều ở những vùng đất cao.
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại mía
- Chuẩn bị kỹ đất trồng mía (những đất đã từng trồng đay thường có nhiều tuyến
trùng).
- Luân canh đất trồng mía với những cây trồng khác sau mỗi chu kỳ trồng mía nhằm loại trừ dần mầm mống của tuyến trùng.
- Cũng có thể sử dụng thuốc hoá học rãi theo rãnh đặt hom mía khi trồng ở những đất có mật độ tuyến trùng cao.
54) Thế nào là độ chín của mía?
Mía là nguyên liệu chế biến đường. Hàm lượng đường trên mía (độ Pol) càng cao thì tỉ lệ đường (sacaro) thu hồi ở các nhà máy đường càng tăng. Để có được đường trên mía cao, ngoài bản chất của giống, kỹ thuật trồng trọt,... thì mía thu hoạch làm nguyên liệu phải đạt độ chín cần thiết. Sở dĩ trong những năm qua tỉ lệ đường thu hồi ở các nhà máy đạt thấp, bên cạnh các nguyên liệu khác, một nguyên nhân chúng tôi cho rất quan trọng đó là mía nguyên liệu thu hoạch đưa vào chế biến còn non, chưa đạt độ chín cần thiết.
- Độ chín của mía có hai khái niệm: chín sinh lý và chín nguyên liệu.
- Chín sinh lý là cây mía đã già,hàm lượng đường trên mía đạt mức tối đa như bản chất của giống.
- Chín nguyên liệu là ở một thời điểm nào đó hàm lượng đường trên mía đã đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu có thể thu hoạch để chế biến, mặc dù cây mía vẫn chưa đạt độ chín cao nhất (chín sinh lý) như bản chất của giống.
55) Vì sao mía chưa đạt độ chín vẫn thu hoạch để làm nguyên liệu?
Sở dĩ có tình hình như vậy vì các lý do dưới đây:
- Đầu mùa chế biến (tháng 10, 11) nhiệt độ và độ ẩm còn cao, cây mía vẫn tiếp tục sinh trưởng, kể cả những giống mía chín sớm, tuy nhiên, do yêu cầu công suất của nhà máy đường nên vẫn phải thu hoạch cả ruộng những chưa đạt độ chín cần thiết.
- Do cơ chế thị trường,nhiều khi người trồng mía chỉ quan tâm đến vấn đề giá cả và năng suất nông nghiệp mà ít chú ý đến độ chín của ruộng mía.Vì vậy, khi được giá, khi có người mua thì dù bất kể đó là loại mía nào, non hay già đều thu hoạch để bán.
Để khắc phục nhược điểm trên, tuyển chọn giống mía, người ta rất chú ý đến những giống mía giàu đường, đặc biệt là giống có tỉ lệ đường cao đầu vụ nhằm nâng cao chất lượng cây mía nguyên liệu góp phần làm tăng tỉ lệ đường thu hồi ở các nhà máy đường.
Xem thêm Sâu bệnh hại cây mía
Mời các bạn đón đọc: Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 12)
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 8)
Công việc trừ cỏ và chăm sóc mía vào lúc nào? Những phương pháp nào có thể áp dụng để diệt trừ cỏ dại mía? Phương pháp diệt cỏ bằng hoá học có những ưu và nhược điểm gì?
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 9)
Hoá chất diệt cỏ cho cây mía và cách sử dụng? Tác hại của sâu, bệnh đối với cây mía như thế nào? Bệnh nấm gây hại cây mía của ta hiện nay và biện pháp phòng trừ? Các bệnh vi khuẩn quan trọng hại mía ở nước ta? Bệnh virus hại cây mía?
-
Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 10)
Bệnh khảm mía và cách phòng trừ? Các loài sâu đục hại mía? Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân mía như thế nào? Sùng trắng là gì, tác hại đối với mía và biện pháp phòng trừ?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô