Trồng mít không hạt cho năng suất cao, ăn quả ngọt lịm

Cây trồng liên quan: Cây Mít

Nếu bạn là Fan của mít thì bạn không thể nào bỏ qua được loại quả mít không hạt này. Không chỉ độ ngon, ngọt của mít mà nó có một ưu điểm rất nổi bật hơn so với các giống mít khác đó là không có hạt bên trong. Nhưng với rất nhiều người còn bở ngỡ chưa biết đến giống "Mít không hạt" này. Vậy để camnangcaytrong.com giúp bạn hiểu thêm về giống mít không hạt này.

1. Đặc điểm cây mít không hạt

- Mít là loài cây thuộc họ dâu tằm có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Bangladesh…, vốn là loại trái cây quen thuộc với mọi người, quả mít là một đặc sản luôn được ưa chuộng.

- Sở dĩ được nhiều người săn đón là bởi mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90%.

Đặc điểm mít không hạt

Đặc điểm mít không hạt

- Giống mít không hạt khi đã chín hoàn toàn, vỏ mít có màu xanh, không thơm nồng nặc như các giống mít thông thường;

- Khi xẻ ra hoàn toàn không có mủ, không hạt, múi và xơ có màu vàng, cơm dày rất ráo, vị ngọt thanh, có thể ăn cả xơ trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. 

- Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.

- Các giống mít bà con nhà vườn trồng nhiều hiện nay chủ yếu là các dòng mít nghệ, mít dừa có nguồn gốc trong nước hay các giống nhập  ngoại

- Cây mít không hạt con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ.

- Nói tới kỹ thuật trồng mít không hạt cũng giống như nhiều loại giống mít khác tương đối đơn giản, chăm sóc không mất thời gian nhưng năng suất cực cao và cho lợi nhuận khủng.

2. Hướng dẫn trồng mít không hạt cho năng suất cao

2.1. Thời vụ trồng cây mít không hạt

- Trồng mít không hạt cũng giống các loại mít thông thường khác có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trồng nhất là đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hoặc tháng 10 đến tháng 12, thời điểm này đất ẩm, nhiệt độ mát, thích hợp cho cây con phát triển tốt.

2.2. Tiêu chuẩn chọn cây giống mít không hạt

- Hiện nay, giống mít không hạt này được nhân giống theo hai phương pháp là ghep cành và chiết cành. Giống mít được chọn làm cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, có chiều cao từ 50 cm trở lên.

Chọn giống mít không hạt khỏe mạnh

Chọn giống mít không hạt khỏe mạnh

2.3. Đất trồng và mật độ trồng cây mít không hạt

- Loại đất phù hợp với mít không hạt là đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha có thành phần cơ giới nhẹ. Độ pH từ 5-7 là thích hợp nhất.

- Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây mít không hạt cần phải làm đất tơi xốp và thoát nước tốt vì mít không hạt không ưa ngập úng. Đất trồng cần làm bằng phẳng, xẻ rãnh sâu khoảng 30 đến 40 cm, đào hốc và đắp mô cao 40 -70 cm và trồng cây lên mô đất.

- Đối với đất dốc 5% thì không cần đắp mô, chỉ đào hốc 40 x 40 x 40 cm và trồng sao cho mặt bầu ngang với mặt đất. Nếu trường hợp đất dốc hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40 và sâu 60cm rồi trồng thấp hơn mặt đất 20 -30 cm.

- Mật độ cây 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.

2.4. Kỹ thuật bón lót cho cây mít không hạt

- Trước khi đặt bầu cần bón lót phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ, super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh hoặc vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH cho đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

2.5. Kỹ thuật trồng cây mít không hạt

- Sau khi đã chuẩn bị xong nên cho bầu cây vào hố đã chuẩn bị sẵn rồi lấp đất vào, nhớ ấn sao cho bầu cây đứng vững. Lưu ý khi trồng nên xem bộ rễ có đủ độ thoải mái không nếu quá dài cần cắt bỏ một phần. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít không hạt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít không hạt

- Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây mít không hạt

* Tưới nước

- Mít là giống ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng. Để có thể giúp cây phát triển tốt nhất bạn cần duy trì đủ lượng nước tưới hàng ngày. Nước cần sạch và không bị nhiễm kim loại nặng. Chú ý mùa khô nên tăng lượng nước tưới và mùa mưa chú ý thoát nước tốt cho đất tránh ngập úng.

Bột rong biển (Seaweed extract powder) dạng bột, vảy tan 100%

Xem thêm - Bột rong biển (Seaweed extract powder) dạng bột, vảy tan 100%

* Tiả cành, tạo tán

- Một cây mít không hạt chỉ nên để khoảng 3 cành cấp 1 đối xứng nhau để phát triển là tốt nhất. Tỉa bỏ những cành cấp 1 nhỏ mọc quá dày và chen lấn nhau để tạo cho cây có độ thông thoáng. Trên một cành cấp 1 bạn tỉa thêm khoảng 3 cành cấp 2 và vài cành cấp 3. Làm sao cây trưởng thành sẽ có bộ khung cân đối và thông thoáng sẽ giúp cây khỏe mạnh hơn.

- Trong thời gian cho quả bói bạn không nên để quả mọc quá dày sẽ không tốt cho năng suất quả. Mỗi thân chỉ nên cho 2 quả mọc sẽ giúp cây tập trung nuôi quả to và đẹp hơn.

* Bón phân cho cây

Chế độ phân bón: Phân bón cho cây mít phải cân đối tỷ lệ NPK và áp dụng cách bón như sau:

- Năm đầu bón phân NPK theo tỷ lệ 2:1:1 (0,5 kg/gốc, chia làm 4 lần/năm).

- Năm thứ 2: bón phân NPK theo tỷ lệ 2:2:2 (1 - 1,5 kg/gốc, chia làm 4 lần/năm).

- Năm thứ 3 - 6: bón phân NPK theo tỷ lệ 2:2:3 (tăng dần từ 2 - 5 kg/gốc/năm, chia làm 2 - 3 lần/năm).

- Năm thứ 7 và sau này tăng lên 6 kg/gốc, chia làm 2 - 3 lần bón trong năm.

- Mỗi năm nên bón bổ sung thêm phân hữu cơ hoai cho cây mít 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

4. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mít không hạt

- Trồng mít không hạt rất dễ bị sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái, rầy, rệp...Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

- Nếu có điều kiện hãy xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế.

5. Thu hoạch mít không hạt

- Thời gian từ trồng đến cho trái 14-18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10-12 tháng.

- Thời gian từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch dao động từ 4 đến 4.5 tháng hoặc 4 tháng 10 ngày là có thể thu hoạch mít già.

- Khi chín mít có mùi thơm nhẹ, gai nở to và vỗ có tiếng bồm bộp. Mít khi chín vỏ chuyển sang xanh vàng tươi. Nhẹ nhàng dùng dao cắt ngang cuống rồi bê vào chỗ râm mát bảo quản. Sau khi hái từ cây xuống khỏng 4 ngày sau mít sẽ chín thêm.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status