Tác dụng và lưu ý khi sử dụng rau má đối với sức khỏe con người

Rau má có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giải độc gan, chữa ngộ độc và đau họng do ho,... Ngoài ra, chúng còn được sử dụng với mục đích giảm nhanh các triệu chứng bệnh ngoài da và hỗ trợ cải thiện bệnh tim mạch và thần kinh. Tuy vậy, rau má còn tiềm ẩn nhiều tác hại có thể bạn không ngờ tới. Cùng tìm hiểu tác dụng của rau má ngay sau đây.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau má

- Năng lượng: 20 kcal

- Đạm: 3,2g

- Cacbohydrat: 1,8g

- Chất xơ: 4,5g

- Canxi: 229mg

- Sắt: 3,1mg

- Photpho: 2,4mg

- Vitamin C: 37 mg

- Vitamin B1: 0,14mg

- Vitamin B2: 0,15mg

- Vitamin PP: 1,2mg

- Beta-carotene: 1300 mcg

Ngoài ra rau má còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Saponin, sterol, flavonoid, alcaloid, saccharide, triterpenoid...

2. Tác dụng của rau má đối với sức khỏe con người

2.1. Rau má giúp tăng cường, cải thiện trí nhớ-

- Trong rau má có chứa hàm lượng lớn axit folic có khả năng tăng cường cải thiện trí nhớ đáng kể so với sử dụng axit folic trong các dạng thuốc hiện nay.

- Bạn có thể nghiền thành bột rau má đã được sấy khô, sau đó trộn 5g bột đó với nước hoặc sữa, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ sẽ rất hiệu quả.

2.2. Rau má giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ

Rau má bạn rửa sạch vò nát, cho nước xâm xấp với rau má, đun nhỏ lửa trong 15 phút sau đó bắc ra để nguội cho trẻ uống. Cứ khoảng 1 giờ cho uống vài thìa, sau vài lần như vậy trẻ sẽ hạ sốt nhanh.

Rau má giúp giảm hạ sốt hiệu quả

Rau má giúp giảm hạ sốt hiệu quả

2.3. Hỗ trợ cho bệnh nhân bị tim mạch

Rau má giúp giảm sưng lưu thông máu cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh về tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Người bị béo phì, xơ vữa động mạch máu ăn rau má sẽ giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu xơ vữa động mạch máu gây ra.

2.4. Rau má có tác dụng chống trầm cảm

Bên cạnh việc giảm stress và lo âu, tác dụng của rau má được cho là có thể giúp chống lại cả bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc những người bị trầm cảm sử dụng nước uống rau má thường xuyên trong 60 ngày liên tục, họ đã có tâm trạng thoải mái và vô tư hơn nhiều so với người bệnh bình thường.

Rau má giúp chống trầm cảm

Rau má giúp chống trầm cảm

2.5. Rau má giúp chữa lành vết thương

Hoạt chất triterpenoids trong rau má có công dụng chữa lành vết thương nhanh chóng, tăng cường vận chuyển máu và chống oxy hóa tại vị trí có vết thương.

2.6. Rau má giúp làm đẹp da cho các chị em phụ nữ

Đây là công dụng của rau má trong làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Hoạt chất triterpenoid trong rau má có thể giúp cơ thể phụ nữ tăng sản sinh collagen giúp làm lành các vết thương, làm liền sẹo. Từ đó giúp làn da trở nên đẹp hơn, sáng mịn.

Rau má giúp làm đẹp cho phụ nữ rất tốt

Rau má giúp làm đẹp cho phụ nữ rất tốt

2.7. Rau má giúp giảm strees căng thẳng

Trong nước rau má có chứa lượng lớn hoạt chất Saponin có khả năng thư giãn mạch máu, giúp giảm đi tình trạng lo âu, stress do căng thẳng công việc gây ra. Từ đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi làm việc.

2.8. Rau má giúp giảm mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy

Uống nước rau má trị mụn nhọt và mẩn ngứa vô cùng hiệu quả nhờ vào các hoạt chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, alcaloid. Các chất này sẽ giúp bảo vệ tế bào da, tiêu diệt các vi khuẩn, đẩy lùi bã nhờn ở da. Từ đó giúp giảm đáng kể tình trạng nổi mẩn ngứa và mụn nhọt trên da, góp phần giúp phụ nữ thêm đẹp hơn. Hãy uống nước rau thường xuyên hoặc giã nát để đắp trên da sẽ thấy tác dụng của rau má hiệu quả thế nào.

2.9. Tác dụng của rau má đối với giải độc gan

Hoạt chất Flavonoid còn có khả năng giải độc cho cơ thể rất hiệu quả. Nước rau má là loại đồ uống được đánh giá là có lợi cho gan của bạn, giúp gan chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào. Do đó lá gan của bạn sẽ khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm xảy ra.

2.10. Rau má giúp giảm tình trạng viêm đa khớp

Rau má có rất nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời, điển hình đó là flavonoid và alcaloid có khả năng chống lại viêm nhiễm gây ra tình trạng đau khớp, bảo vệ khớp khỏi bị ăn mòn do thoái hóa. Từ đó giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

Rau má giúp giảm đau viêm đa khớp

Rau má giúp giảm đau viêm đa khớp

2.11. Rau má giúp chữa các bệnh ngoài da

Flavonoid và alcaloid có khả năng giảm đi đáng kể tình trạng mề đay, bệnh chàm da của phụ nữ. Dùng 30-100g rau má tươi đem rữa sạch và giã nát, vắt láy nước uống hằng ngày. Cách làm này còn giúp thanh lọc cơ thể, tiêu viêm trong những ngày hè nóng bức bị nhiệt miệng, viêm lợi.

2.12. Rau má chữa trị táo bón

- Rau má chứa lượng chất xơ và vitamin C cao, điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón có thể xảy ra, đặc biệt là với chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Bạn có thể tham khảo hai cách chế biến rau má để chữa táo bón như sau:

Cách 1: 150g rau má rửa sạch, sau đó để ráo nước rồi giã nát cùng với 10g muối. Cuối cùng dùng một bát nước ấm để lọc lấy nước rau má. Kết hợp nước uống này với ăn cơm hoặc cháo, kiêng dầu mỡ để làm nhẹ dạ dày.

Cách 2: Rau má, ngải cứu, rễ cỏ may và mơ lông, tất cả mỗi loại 100g đem đi sao vàng rồi hạ thổ. Sau đó đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần cho giảm tình trạng bị táo bón.

Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

Xem thêm - Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

2.14. Rau má giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Hoạt chất triterpenoid và saponin trong rau má còn có khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ đáng kể ở bệnh nhân. Sử dụng nước uống rau má hàng ngày, người bị mất ngủ sẽ lấy lại được cảm giác buồn ngủ, hệ thần kinh được thư giãn sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn.

2.15. Rau má giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam

Chảy máu cam thường là do bị thiếu vitamin C và cơ thể đang bị nóng trong người. Sử dụng 100g rau má tươi đem giã nát lấy nước cốt. Sau đó uống nước rau khoảng 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần sẽ giúp giảm đi tình trạng chảy máu cam ở người do rau má rất giàu vitamin C.

2.16. Rau má giúp chữa đau mắt đỏ

Rau má tươi rữa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay, liên tục sau 2-3 ngày đỡ.

Đắp rau má giúp trị bệnh đau mắt đỏ

Đắp rau má giúp trị bệnh đau mắt đỏ

3. Tác hại của rau má khi dùng không đúng cách

Nếu sử dụng rau má với hàm lượng quá 40g/ngày sẽ gây nên các tình trạng không tốt cho sức khỏe, dưới đây là những lưu ý khi dùng quá nhiều rau má theo quy định:

- Gây nhức đầu: Sử dụng quá nhiều nước ép rau má có thể khiến bạn bị nhức đầu trong thời gian dài. Thậm chí nguy cơ ngất xỉu có thể xảy ra.

- Tăng lượng đường trong máu: Trong một vài trường hợp, nước rau má có thể khiến bạn bị tăng thêm cholesterol và lượng đường huyết thay vì giữ chúng ở mức ổn định. Cho nên người bệnh bị tiểu đường không nên sử dụng rau má.

Không nên sư dụng quá nhiều rau má

Không nên sử dụng quá nhiều rau má

- Tăng nguy cơ sảy thai: Mặc dù nước rau má có khả năng làm đẹp cho phụ nữ, tuy nhiên nó kích thích cơ thể sản sinh nhiều collagen và tăng co bóp tử cung nếu sử dụng quá nhiều. Điều này khiến phụ nữ dễ bị sảy thai hơn.

- Làm giảm tác dụng của các loại thuốc: Tác dụng của rau má có thể gây xung đột và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa insulin chữa tiểu đường, thuốc có khả năng an thần,....

- Gây tiêu chảy cấp: Rau má vốn có thuộc tính lạnh, mát, mặc dù có thể giúp bạn chữa được táo bón, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều lại gây ra tình trạng tiêu chảy cấp.

4. Những lưu ý khi sử dụng rau má

- Tác dụng của rau má là rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không nên ăn hoặc uống hết hơn 40g rau má mỗi ngày.

- Nên sử dụng rau má giãn cách chứ không nên dùng quá thường xuyên. Điều này giúp cơ thể làm quen và không bị tác dụng phụ của rau má gây ra.

- Nên rửa sạch rau má trước khi tiến hành giã nát để lấy nước cốt. Vì loại rau này mọc bò trên mặt đất nên rất dễ nhiễm vi khuẩn và kim loại có hại cho cơ thể.

- Người có tiền sử bị tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc người đang sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh không nên sử dụng rau má.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status