Rệp sáp đỏ

Cây trồng bị hại: Cây mía
Tên khoa học: Saccharicoccus sacchari Cock.

Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục của rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari Cock.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm phát sinh 6-7 đợt, sinh sản đơn tính. 

Vòng đời sâu: trứng 2-3 ngày, sâu non 20-30 ngày, trưởng thành 1-2 tháng. Mỗi con cái đẻ 200 trứng.

Rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari Cock.

Rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari Cock.

- Triệu chứng gây hại: Rệp trưởng thành ít di động. Rệp non bám vào đốt mía phía trong bẹ lá để hút chất dinh dưỡng. Rệp bài tiết ra chất đường nên tạo điều kiện cho bệnh muội và nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari Cock.

+ Sử dụng hom giống sạch hoặc đã ngâm trong nước vôi 2 giờ.

+ Chăm sóc bón phân cân đối N-P-K, mật độ trồng thích hợp, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch và khi cây mía non có lóng, ruộng sạch cỏ dại...

+ Chọn giống có tán lá gọn, có sức đề kháng tốt, bố trí mùa vụ để các vụ mía không liền kề trong năm, thu hoạch gọn từng vùng nguyên liệu.

+ Thăm đồng thường xuyên để phát hiện ổ rệp tiêu diệt ngay từ khi còn là những ổ nhỏ, trồng xen canh với cây họ đậu để phát triển và bảo vệ thiên địch của rệp.

Khi mật độ cao phải dùng thuốc hoá học đặc hiệu để phòng trừ. Có thể dùng thuốc Supracide 40 EC pha với nước, nồng độ 0,1-0,15% phun ướt đẫm đều thân, bẹ lá.

Nguồn: Sổ tay QL dịch hại tổng hợp trên cây mía - CTy CP đường Biên Hòa
DMCA.com Protection Status