Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây đậu tương

Cây trồng liên quan: Cây đậu tương (đậu nành)

quy trình bón phân cho cây đậu tương

1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG 

1.1. Yêu cầu dinh dưỡng đạm

- Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây đậu tương.

- Nhu cầu đạm của cây đậu là liên tục nhưng nhu cầu đạm lớn nhất là vào thời kì ra hoa, đặc biệt là giai đoạn hoa rộ đến quả mẩy.

- Các nguồn dinh dưỡng đạm của cây đậu:

+ Đạm sinh học: Do vi sinh vật cộng sinh cung cấp, nguồn đạm này có thể cung cấp 2/3 tổng lượng đạm mà cây cần. Tuy nhiên nguồn đạm này cung cấp nhiều vào thời kì ra hoa, làm quả, trước thời kỳ 3 lá chưa có.

+ Nguồn đạm có sẵn ở trong đất, tùy thuộc vào loại đất trồng.

+ Nguồn đạm do con người bón bổ sung vào (dạng phân hữu cơ hoặc phân khoáng, phân bón qua lá)

Tuy nhiên, đạm trong cây phần lớn do vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở hệ rễ cung cấp. Nó có thể đáp ứng 60 - 70% lượng đạm cây cần. Nguồn đạm này được tăng từ khi cây có ba lá thật và đạt tối đa khi cây ra hoa rộ sau đó giảm dần.

- Tùy theo giống, đất đai, thời vụ và phương thức gieo trồng…bình quân 1ha đậu tương cần bón thêm từ 50 - 80 kg phân đạm urê

1.2. Yêu cầu dinh dưỡng lân

- Lân có tác dụng súc tiến sự hình thành phát triển của bộ rễ, hình thành nốt sần và các cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt...

- Đủ lân số lượng và kích thước nốt sần tăng rõ rệt, quả chắc, số hạt và trọng lượng hạt tăng.

- Cây hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nhưng chủ yếu là thời kì đầu. Thời kì cuối lân chuyển từ thân, lá về quả và hạt.

- Thiếu lân cây nhỏ, sinh trưởng chậm, lá hẹp, đầu lá nhọn và cong lên, có màu xanh tối, mặt lá có chấm nâu. Thiếu lân nghiêm trọng thân có màu đỏ, rễ có màu nâu, ít hoa, quả.

- Tùy theo giống, đất đai, thời vụ và phương thức gieo trồng…bình quân 1ha đậu tương cần bón thêm từ 250 - 300 kg phân lân supe

1.3. Yêu cầu dinh dưỡng về kali

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi và chuyển hóa các chất ở trong cây.

- Làm tăng tính chống bệnh, chịu lạnh, chống đổ…cho cây

- Thiếu kali, mép lá bị cháy, lá bị cong lên phía trên, cây chống chịu và sinh trưởng kém.

- Cây cần kali trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển nhưng cần nhiều nhất ở thơì kỳ ra hoa. Thời kì cuối kali chuyển từ thân, lá về quả, hạt.

- Tùy theo giống, đất đai, thời vụ và phương thức gieo trồng…bình quân 1ha đậu tương cần bón thêm từ 80 - 100 kg kali clorua

1.4.  Yêu cầu một số chất dinh dưỡng khác

Ngoài các chất dinh sinh trưởng phát triển cây trọng khác như:

- Đối với đất chua cần bón thêm vôi bột với lượng 300-500 kg /ha.

- Có thể bón thêm phân vi lượng có chứa các chất như: Mo, Bo, Cu, Zn…Phun từ 1-2 lần vào thời kì đậu tương ra hoa.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG 

(LƯỢNG TÍNH HA)

1. BÓN PHÂN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG VỤ XUÂN

1.1. QUY TRÌNH BÓN PHÂN DÀNH CHO ĐẤT NGHÈO DINH DƯỠNG

- Lượng phân: 

+ Phân chuồng hoai mục: 5 – 8 tấn/ ha.

+ Đạm urê: 50 – 60 kg/ ha.

+ Sunphat kali: 100 – 150 kg/ ha.

+ Supelân: 150 – 300kg/ ha

- Cách bón: 

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục và toàn bộ phân lân bón theo hàng hoặc theo hốc.

+ Bón thúc: chia làm 2 lần

Bón thúc lần 1: Khi cây được 2 - 3 lá thật dùng 2/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

Bón thúc lần 2: Khi cây được 6 - 7 lá thật dùng hết 2/3 lượng kali còn lại riêng 1/3 lượng đạm phải căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của cây để quyết định bón hay không bón.

1.2. QUY TRÌNH BÓN PHÂN ĐỐI VỚI ĐẬU TƯƠNG TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

- Lượng phân: 

+ 5 - 6 tấn phân chuồng hoai mục. 

+ 30 - 40 kg đạm ure

+ 80 - 120 kg KCl.

+ 50 – 300 kg supe lân.

1.3. QUY TRÌNH BÓN PHÂN ĐỐI VỚI ĐẬU TƯƠNG TRÊN ĐẤT BẠC MÀU, ĐẤT CÁT BIỂN, ĐẤT FERALIT TRÊN NỀN PHÙ SA CỔ 

Lượng bón:

+ 8-10 tấn phân chuồng hoai mục.

+ 60 kg đạm ure.

+ 100 – 120 kg kaliclorua. 

+ 200 – 350 kg supe lân

Tuỳ vào độ chua của từng loại đất để bón từ 400 - 500 kg vôi bột Cách bón:

Cách bón: 

+  Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 50% lượng đạm và 50% kali.

+   Bón thúc 50% lượng đạm và 50% lượng kali còn lại, kết hợp làm cỏ, vun gốc khi cây có 3-5 lá.

Nếu dùng phân hỗn hợp NPK: Bón lót 70% lượng phân NPK + phân chuồng + vôi, bón thúc 30% lượng phân NPK còn lại + toàn bộ lượng kali khi cây có 3-5 lá.

+ Bón thúc làm 2 đợt.

Đợt 1 khi cây có 1-2 lá thật, kết hợp tỉa dặm cây đều để cây không lấn át nhau.

Đợt 2 khi đậucây có 5-6 lá thật; kết hợp xới, xáo và vun gốc.

1.4. QUY TRÌNH BÓN ĐỐI VỚI ĐẬU TƯƠNG TRỒNG TRÊN ĐẤT CÓ ĐẠI HÌNH DỐC

Lượng bón:

+ 5 - 8 tấn phân chuồng hoai mục.

+ 60  - 100 kg đạm urê.

+ 100  - 150 kg kaliclorua

+ 300  - 400 kg supe lân

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + Lân + 1/3 lượng đạm.

+ Bón thúc lần 1 khi cây có 2-3 lá thật: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali Bón thúc lần 2 vào thời kì cây đạt 5-6 lá, bón nốt số phân còn lại Đối với đất chua bón thêm vôi bột với lượng 300-500 kg vôi bột/ha.

+ Có thể bón thêm phân vi lượng: Mo, Bo, Cu, Zn…Phun từ 1-2 lần vào thời kì đậu tương ra hoa. Ngoài ra bón phân vi khuẩn đối với vùng đất chưa trồng đậu tương bao giờ, nghèo vi khuẩn.

2. QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO ĐẬU TƯƠNG VỤ HÈ - THU GIEO TRÊN NỀN ĐẤT ƯỚT 

Có thể áp dụng theo quy trình 1 hoặc quy trình 2 sau đây: 

QUY TRÌNH 1

- Lượng phân bón (Tính cho 1 ha): 

+ Phân chuồng hoai mục 8 - 10 tấn

+ Đạm ure: 2 - 80 kg.

+ Kali clorua: 80 - 100 kg.

+ Supelân: 300 - 400 kg.

- Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân trộn với đất bột hoặc bùn ao phơi khô đập nhỏ để lấp hạt.

+ Bón thúc (Chia làm 2 lần);

Bón thúc lần 1: Bón 1/2 phân đạm và kali khi cây có 2 - 3 lá kép, bón xa gốc 5cm, kết hợp xới vun nhẹ gốc và lấp phân.

Bón thúc lần 2: Bón nốt số phân còn lại. Bón khi cây 5 - 6 lá kép hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa

QUY TRÌNH 2

- Lượng phân bón (Tính cho 1 ha)

+  Phân chuồng hoai mục: 5-6 tấn.

+  Đạm ure: 80kg; lân Super 30kg; Kali clorua 150kg

+  Nếu đất chua: Bón vôi bột 300-500kg

-  Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi bột, 1/2 lượng đạm và kali trước khi gieo hạt.

+ Vôi bón vãi khi cày bừa làm đất, lân ủ với phân chuồng, đạm, kali sau đó bón theo hốc.

+ Lượng đạm và Kali còn lại bón thúc 2 lần (Lần 1: Khi cây 1-2 lá thật; lần 2 khi cây có 5-6 lá).

QUY TRÌNH 3

(Áp dụng khi trồng đậu tương theo phương thức làm đất tối thiểu trên nền đất ướt không bón lót được)

-  Lượng phân bón ( tính cho 1 ha): 

+ 80 - 90 kg đạm urê + 80 - 90 kg clorua Kali + 200 - 250 kg supe lân.

-  Cách bón:

+ Do đất ướt không bón lót được nên phải bón thúc kịp thời.

+ Bón bằng cách hoà vào nước rồi tưới cho cây làm 3 lần.

Lần 1: Cây có 2 lá đơn, bón 1/3 phân đạm và 1/2 phân lân.

Lần 2: Cây có 2-3 lá kép, bón 1/3 đạm, 1/2 phân lân và 1/2 phân Kali.

Lần 3: Sau khi gieo 28 - 30 ngày, bón 1/3 phân đạm, 1/2 phân kali.

3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG VỤ ĐÔNG

-  Lượng phân bón (Tính cho 1 ha)

+ Phân chuồng hoai mục: 8 – 10 tấn.

+ Đạm urê: 100 - 120 kg.

+ Kali clorua: 80 100 kg.

+ Supe lân: 250 - 300 kg.

- Cách bón:

+  Bón lót toàn bộ phân chuồng + 1/2 phân lân.

+   Phân đạm + 1/2 supe lân pha loãng tưới vào các thời kỳ: 16, 27 và 40 ngày sau gieo.

- Kali bón thúc vào đợt cuối cùng, bón xa gốc, tưới nước để phân tự tan.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc đậu tương, lạc
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status