Nhu cầu dinh dưỡng và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây nhãn, ổi
1. Nhu cầu dinh dưỡng và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây nhãn
Nhãn có nhu cầu lớn đối với phân bón. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón vừa làm tăng năng suất quả, vừa góp phần khắc phục hiện tượng quả cách năm.
- Bón lót: Thường người ta đào hốc để trồng nhãn. Trước khi đặt cây, cho vào hốc 10-20kg phân chuồng, lấp đất để phân hoai mục sau đó mới đem cây đến trồng.
- Bón thúc ở giai đoạn cây 1-3 tuổi: Lượng phân sử dụng cho một cây là 200g ure; 300-600g supe lân; 150-300g KCl. Số phân này được chia thành 3-4 lần bón trong 1 năm.
- Bón thúc ở giai đoạn cây trên 3 tuổi: Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho 1 cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5; 400-500g K2O. Lượng phân này chai thành 4 lần để bón.
+ Trước khi ra hoa bón: 1/3 N + 1/3 K2O
+ Khi quả lớn 1cm: 1/3 N + 1/3 K2O
+ Trước khi thu hoạch 1 tháng: 1/3 K2O
+ Sau khi thu hoạch 1 tháng: 1/3 N và toàn bộ lân
Phân được bón bằng cách xẻ rãnh các gốc cây 1m, cho phân vào rồi lấp đất lại. có thể bón thêm phân hoai mục vào rãnh để tăng kali và các nguyên tố vi lượng cho nhãn.
2. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho cây ổi
Ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy vậy, muốn có năng suất cao và quả to cần bón phân cho ổi. Được bón phân, ổi thương cho nhiều quả, vì vậy ổi cần nhiều phân.
- Năm thứ nhất: Lượng phân bón cần cho 1 gốc ổi là: 200g phân NPK (16-16-8), 50g ure, 50g clorua kali.
Phân dược hòa vào nước để tưới vào gốc cây. Tưới 4-6 lần trong 1 năm, bắt đầu từ sau khi trồng 15-30 ngày.
- Năm thứ 2: Lượng phân bón cần cho 1 gốc: 400-500g phân NPK (16-16-8), 100g ure, 100g KCl. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.
- Năm thứ 3: Khi cây cho quả ổn định, tiến hành bón phân thành nhiều lần.
+ Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK (16-16-8) + 199g ure. Bón rải quanh gốc. Bón xong vùi đất lấp.
+ Bón nuôi quả: 1-1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.
Lượng bón cho 1 cây: 100-200g NPK (16-16-8), 100g ure, 100g clorua kali, 20-30kg phân hữu cơ.
Cách bón là xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7-1,0m. Bón phân xong lấp đất kín.
-
Trồng và chăm sóc cây ổi: Bón phân cho cây ổi
Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ổi, triệu chứng thiếu dinh dưỡng thể hiện trên lá ổi. HƯớng dẫn tính lượng phân bón, bón phân cho cây ổi thời kỳ kinh doanh, phun phân bón lá cho cây ổi...
-
Xử lý ra hoa cây vải, nhãn: Điều khiển sinh trưởng bằng hóa chất
Trình tự các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng (diệt lộc đông, xử lý ra hoa) của vải, nhãn bằng hóa chất: Phun hóa chất, tưới hóa chất KClO3, PBZ, Ethrel, α-NAA...
-
Biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng nhãn ra quả cách năm
Vào khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 tiến hành phun thuốc kích thích Paclobutrazol (hoặc Uniconazol hoặc Ethephon) kết hợp Kali Nitorat hoặc Beta NAA + NPK + vi lượng chelate...
-
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng nhãn, vải ra cành lộc Đông
Nếu đối với những cây đã ra lộc đông mới dài 5 - 7cm, cần tiền hành cắt bỏ hoặc tiến hành phun Chlormequat clorua, Cycocel CCC ở nồng độ 500-2500 ppm...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ổi Thái Lan (P1)
Giống ổi Thái Lan hiện đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân vì cho thu hoạch quanh năm, ít hạt và có vị ngọt đậm.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao