Nhân giống cây bonsai từ hạt và cách tạo dáng thế, hình thể cây kiểng

Cây trồng liên quan: Cây mai chiếu thủy , Cây sanh

Nhân giống tạo cây kiểng bonsai từ gieo hạt

Các cửa hàng cây kiểng bonsai, cũng như các cửa hàng hạt giống cây ươm của các chuyên gia, các nhà vườn, nhà ươm, thường bán những hạt giống cây kiểng bonsai. Tất cả những hạt giống cây như vậy đều là các hạt giống cây thông thường. Nó chỉ khác ở chỗ khi mọc và tăng trưởng chúng sẽ được uốn nắn, tạo dáng để trở thành những cây kiểng bonsai.

Việc trồng cây kiểng bonsai từ các hạt giống là một công việc đòi hỏi sự cần mẫn, nó tốn nhiều thời gian và công sức. Đó không phải là một phương pháp hay, nhất là đối với những người mới bắt đầu trồng cây kiểng bonsai. Bởi thông thường rất khó để trồng, chăm sóc những cây lớn lên từ hạt giống. Những cây này thường dễ chết sau một vài tháng và toàn bộ quá trình nuôi trồng phải bắt đầu lại từ đầu.

Trong những trường hợp như vậy, chúng ta thường uổng công sức khi những cây trồng này không thể đạt được chất lượng như các cây cắt giâm cành, hoặc các cây còn non 

Trong nhiều trường hợp, hạt giống được mang về nhà như một món đồ kỷ niệm sau một chuyến đi xa. Nó có thể là sự khởi đầu cho một nỗ lực nuôi trồng cây kiểng bonsai từ những hạt ươm lớn lên đó.

Gieo hạt giống: Phân bố các hạt giống nằm ngang bằng nhau xung quanh khay ươm hạt giống cây

Gieo hạt giống: Phân bố các hạt giống nằm ngang bằng nhau xung quanh khay ươm hạt giống cây

Một vài trường hợp hạt giống mẫu sẽ khô ráo sau khi chúng đã trưởng thành. Những hạt giống này hầu như là những loại cây cho tán lá hình chóp nón. Một khi được thu thập, chúng sẽ được cất giữ nơi khô ráo, có khí hậu thông thoáng, cho đến mùa xuan sẽ được đem đi gieo trồng. Những hạt giống lấm tấm nhỏ như quả dâu dại sẽ được ngâm nước một vài ngày, cho đến khi có thể quan sat thấy quá trình bắt đầu lên men của hạt giống. Lớp thịt của hạt lúc bấy giờ có thể dễ dàng được tách bỏ riêng. Một khi các hạt giống cây đã được tách ra khỏi lớp thịt của hạt, hạt giống này sẽ được gieo ngay vào khay gieo trồng, ươm hạt và được cất giữ ở một nơi nóng ấm. Để có được kết quả tốt, việc xử lý lớp bề mặt của đất trồng với loại thuốc phun xịt, khử trùng, khử nấm khuẩn là rất cần thiết.

Một số hạt giống ươm cần có thời gian để trưởng thành trước khi chúng chuẩn bị nảy mầm. hầu hết các hạt giống ươm của loại cây họ sồi nằm trong sự phân loại này. Điều tốt nhất là gieo, ươm chúng ngay sau khi thu thập và cất giữ chúng trong khay ươm trồng ở một nơi thoáng có độ ẩm không khí phù hợp, nhất là mùa đông.

Thứ tốt nhất để gieo hạt thường là khay chậu có chứa đất phân mùn trộn tổng hợp, bao gồm đất cát và phân mùn rêu. Lớp phân mùn trộn tổng hợp cần phải luôn luôn được cất giữ nơi ẩm ướt, nhưng không nên nhúng ướt đẫm, sũng nước. Khi các hạt giống ươm bắt đầu đâm chồi, nên giữ cho bề mặt lớp phân trồng càng khô ráo càng tốt, chỉ nên nhúng nước ngấm từ bên dưới đáy chậu. Đặt khay ươm trồng, gieo hạt trong một thau chậu đổ đầy nước sẽ giữ cho lớp phân mùn trộn tổng hợp bên trên lỗ thông thoáng trongk hay gieo, ươm hạt có độ ẩm ướt thích hợp.

Phủ một lớp đất mặt lên trên các hạt giống cây đã gieo với một lớp mỏng đất trồng, nhấn chặt và tưới nước

Phủ một lớp đất mặt lên trên các hạt giống cây đã gieo với một lớp mỏng đất trồng, nhấn chặt và tưới nước

Khoảng 4 tuần sau khi hạt đâm chồi, có thể bắt đầu châm thêm phân bón dinh dưỡng cho các chồi, mầm non đó. Nên sử dụng phân bón dinh dưỡng vô cơ một nửa lượng chất được chỉ định trên bao bì của loại phân bón sử dụng.

Khi các mầm cây đã nhú lên những chiếc lá, nên trồng những cây này sang chậu mới

Khi các mầm cây đã nhú lên những chiếc lá, nên trồng những cây này sang chậu mới

Khi các chồi, mầm đã mọc lớn và bắt đầu um tùm, mọc lấn át nhau, nên đổi chậu trồng. bứng những chồi mầm này ra khỏi khay ươm trồng và trồng chúng trở lại với khoảng cách thích hợp. Khi thực hiện công việc này, hãy rũ nhẹ bộ rễ của cây ươm để kích thích sự tăng trưởng của những rễ mọc ngang cạnh hông bộ rễ. Trong năm đầu đừng tỉa xén cây hay thực hiện những uốn nắn cơ bản và tạo dáng thế, hình thể cho cây. Nên chờ cho đến năm thứ hai hãy bắt đầu.

Tạo hình thể, dáng thế một cây trồng thẳng đứng không cần quấn, vấn dây đồng

Chỉ với một nhát cắt, tỉa xén, một thân cây chính sẽ thay đổi hướng mọc, đồng thời chiều cao của thân cây chính, vị trí của cành nhánh đầu tiên và toàn bộ chiều cao của cây cũng được hình thành (hình a).

Cây trồng một năm tuổi khỏe mạnh lớn lên từ gieo hạt, việc tỉa xén cây như vậy sẽ tạo ra hai chồi sát vết cắt đột ngột, đôi khi còn nằm ngang bằng nhau. Chồi mầm nằm cao hơn bên trên sẽ trở thành cành chủ đạo của cây trong khi chồi nằm thấp hơn bên dưới sẽ phát triển thành cành nhánh thứ nhất (hìnhb). Các chồi, mầm thêm vào cũng phải tỉa, cắt bỏ. Cành nhánh của cây nên được cắt, tỉa ngắn lại khoảng một phần ba chiều dài phát triển của cành khi đã mọc và tăng trưởng khá dài như phần thân cao của cây. Tất cả các cành nhánh kế tiếp nên được tỉa xén một cách tương tự.

Tạo hình thể, dáng thế cây trồng thẳng đứng bằng không cần quấn, vấn dây đồng

Tạo hình thể, dáng thế cây trồng thẳng đứng bằng không cần quấn, vấn dây đồng

Thân chính của cây ít nhất có chiều cao gấp đôi khoảng cách từ lớp bề mặt đất trồng cho tới cành nhánh đầu tiên của cây. Cành nhánh này nên cắt ngắn lại (hình b). Phần còn lại của cây nên ngắn hơn chiều dài được giữ lại sau lần tỉa xén thứ nhất. Nén cắt, tỉa thứ hai nên thực hiện khi một chồi, búp non thứ hai từ những điểm nằm trên đỉnh của cây theo hướng ngược lại mà cành nhánh thứ nhất của cây đang mọc và tăng trưởng. Sau khi cây đâm chồi búp, đọt non, nó sẽ trở thành cành nhánh thứ hai (hình c), đồng thời chồi, mầm gần nhất vết cắt, tỉa sẽ trở thành cành chủ đạo à được tỉa xén khi nó đạt đến một chiều dài thích hợp. Cành nhánh thứ ba sẽ phát triển ngay tại nơi vết cắt tỉa thứ ba tạo ra (hình d). Nếu việc tỉa, xén tiếp tục bằng cách này, những cành nhánh nối tiếp đâm chồi từ thân chính của cây luân phiên xen kẽ từ bên trái và bên phải thân chính của cây (hình e). Đồng thời, mỗi vết cắt, tỉa thay đổi hướng phát triển thân chính của cây, tạo cho ta có cảm giác cây đang chuyển động. Đồng thời tạo nên phong cách dáng thế của cây.

Tạo hình thể, dáng thế một cây trồng thẳng đứng bằng cách quấn, vấn dây đồng.

Nếu uốn nắn một cây trồng từ gieo hạt, ươm mầm bằng quấn, vấn dây đồng, cuối cùng sẽ tạo ra một cây trồng với thân chính của cây có một độ thuôn nhỏ ấn tượng và đẹp mắt. Hãy bắt đầu bằng cách uốn cong cây trồng sang cạnh hông, ngay tại điểm vết cắt tỉa đầu tiên tạo ra theo cách thức đã được mô tả ở phần trên (hình a và b).

Uốn cong cây trồng sang cạnh hông

Uốn cong cây trồng sang cạnh hông

Khi cây đã được uốn cong theo cách này, đầu ngọn cây sẽ tiếp tục phát triển như một cành nhánh kế tiến thứ hai.

Khi chồi, búp, đọt non sát nhất với nơi uốn cong đã nhú ra, chồi búp mới sẽ trở thành cành nhánh chủ đạo (hình c). Cành nhánh kế tiếp nên được cắt tỉa ngắn lại một vài lần và giữ nó luôn luôn ngắn. Khi thân chính của cây đã đạt đến một độ cao chính xác, nó cũng nên được uốn cong, nhưng theo chiều hướng ngược lại (hình d), nhằm hình thành một cành nhánh thứ hai. Khi thực hiện công việc uốn nắn cây, những khoảng cách giữa các cành nhánh kế tiếp nên giảm bớt. Khi chồi, búp gần nhất nơi uốn cong sẽ mọc nhú ra một chồi, mầm, đọt non và nó trở thành một cành chủ đạo kế tiếp (hình e). Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi đạt dến chiều cao mong muốn của cây (hình f và nét mũi tên chỉ). Từ vị trí này trở đi, tất cả các chồi, mầm, đọt non mới sẽ được tỉa xén ngang bằng nhau.

Tạo hình thể, dáng thế một cây trồng thẳng đứng bằng cách quấn, vấn dây đồng

Tạo hình thể, dáng thế một cây trồng thẳng đứng bằng cách quấn, vấn dây đồng

Nguồn: Cây kiểng bonsai trong nhà - Lê Quốc Nghi (Werner M. Busch)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status