Nguyên tắc phối trộn thuốc bảo vệ thực vật giúp tiết kiệm và hiệu quả cao

Khi canh tác cây trồng, việc phối trộn thuốc bảo vệ thực vật đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cây. Dưới đây là những nguyên tắc phối trộn cơ bản mà nhà nông nào cũng cần nắm rõ:

1. Nguyên tắc “bột trước – nước sau”

Khi phối trộn thuốc bột và thuốc nước, luôn luôn nhớ:

Bột trước – Nước sau

Cụ thể:

Hòa tan từng loại thuốc bột riêng biệt vào nước trước (dạng WP, WG, SP).

Sau đó mới cho các loại thuốc nước (SC, EC, SL) vào sau.

Thứ tự ưu tiên nếu có nhiều loại dạng bột: WP → WG → SP

Thứ tự nếu chỉ có thuốc dạng nước: SC → EC → SL

2. Phối trộn theo đối tượng gây hại

Phối thuốc theo nhóm sâu – bệnh – điều hòa sinh trưởng để tiết kiệm công và đạt hiệu quả cao.

Sâu + Bệnh: Kết hợp thuốc sâu với thuốc trị nấm/vi khuẩn.

Sâu + Bệnh + Điều hòa sinh trưởng: Dùng cho giai đoạn ra đọt, lá non – vừa bảo vệ lá, vừa thúc đẩy cây phát triển.

Bệnh + Điều hòa sinh trưởng: Đặc biệt hữu ích vào mùa mưa, thời tiết thất thường.

Lưu ý: Nếu phối nhiều sản phẩm cho từng đối tượng riêng biệt (ví dụ: sâu, rầy, bọ trĩ…), không được giảm liều từng loại.

3. Phối trộn theo đặc tính thuốc

Khi chọn thuốc có cùng đặc tính tác động (lưu dẫn, tiếp xúc, xông hơi, vị độc…), có thể gộp nhóm, tiết kiệm chi phí.

Rầy xanh, nhện đỏ thường nhạy với thuốc lưu dẫn + xông hơi + vị độc.

Nếu tìm được 1 hoạt chất đánh được nhiều đối tượng, có thể giảm số lượng thuốc, giữ nguyên liều.

4. Những nhóm không nên phối trộn

Có một số nhóm tuyệt đối không phối trộn vì dễ gây kết tủa, giảm hiệu lực:

Thuốc bệnh không phối với NPK lá (ví dụ: 30-10-10, 20-10-10…).

Thuốc bệnh không phối với thuốc gốc đồng – gốc nhôm.

Thuốc gốc đồng/gốc nhôm không phối với NpK lá hoặc thuốc kháng sinh có đuôi “cin”.

Thuốc gốc đồng không phối với nhôm (có thể gây phản ứng hóa học nguy hiểm).

5. Dấu hiệu phi thuốc pha sai

Có kết tủa/lắng cặn dưới đáy thùng.

Dung dịch bị mất màu hoặc nóng lên bất thường.

Có mùi lạ, bốc hơi mạnh khi trộn.

Khi gặp các hiện tượng này, ngưng sử dụng ngay và kiểm tra lại cách phối trộn.

6. Ghi nhớ nguyên tắc “4 đúng”

Để đảm bảo hiệu quả thuốc và bảo vệ cây trồng:

Đúng thuốc: Phù hợp đối tượng gây hại.

Đúng liều: Theo khuyến cáo nhà sản xuất.

Đúng thời điểm: Khi sâu bệnh vừa mới xuất hiện.

Đúng cách: Pha theo thứ tự, khuấy đều, tránh kết tủa.

Tổng kết

Phối trộn đúng thuốc không chỉ giúp cây khỏe, ít bệnh mà còn tăng hiệu quả thuốc, giảm nguy cơ cháy lá, tiết kiệm chi phí. Mong rằng bà con mình sẽ vận dụng thật hiệu quả các nguyên tắc trên trong từng lần phun thuốc!

Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status