Mối hại
Mối là côn trùng xã hội
Mối và kiến đều là côn trùng xã hội, chúng có nhiều đặc điểm giống nhau. Về hình thái, cơ thể của chúng đều chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng. Nhưng chúng có một đặc điểm khác nhau về hình thái rất dễ nhận biết, đó là kích thước to, nhỏ của phần ngực so với phần đầu và phần bụng ở 2 nhóm.
Mối là nhóm côn trùng ưa nhiệt, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Việt nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1700m. Nói như vậy, hầu như tất cả các khu vực có người cư trú trên đất Việt Nam thì nơi nào cũng có mối và nhà cửa ở vùng nào cũng có thể bị mối gây hại.
Đặc điểm của mối
Mối thuộc lớp Côn trùng (Insecta), lớp phụ có cánh (Pterygota), bộ cánh bằng (Isoptera), thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, ấu trùng biến đổi hình dạng qua mỗi lần lột xác cho đến khi thành con trưởng thành.
Thời gian của quá trình cần từ 2 - 4 tháng đến 5 - 6 tháng, sự tăng trưởng và biến đổi này phụ thuộc vào các yếu tố: Thức ăn có sẵn, nhiệt độ môi trường, sức mạnh mẽ của tộc đoàn mối.
Vòng đời của mối
- Mối có kích thước nhỏ.
- Thân mối màu trắng, vàng nhạt, màu vàng cam, đầu có màu nâu hoặc đen.
- Mối có cánh hoặc mối không cánh.
Sinh sản của mối
Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lính, mối thợ, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Mối chúa thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng.
Mối chúa
Một đàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau
- Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác trong đàn (trong tiếng Anh là worker – công nhân). Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm.
- Mối lính chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn (trong tiếng Anh là soldier – lính). Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm
- Mối vua chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra các cá thể khác trong đàn, Mỗi đàn có 1 hoặc 1 vài mối vua, 1 vài mối chúa (trong tiếng Anh là king và queen – vua và hoàng hậu). Các cá thể này có hệ sinh sản r ất ph át tri ển.
- Mối cánh chiếm khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các tổ mối mới (trong tiếng Anh là imago– mối trưởng thành). Các cá thể này có hệ sinh sản phát triển.
Các loài mối hại
* Trên thế giới: mới mối có trên 2700 loài. Các loài có đặc điểm khác nhau. Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ….
* Ở Việt Nam, hiện đã phát hiện 106 loài mối. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các giống: Coptotermes, Odototermes, Macrotermes, Microtermes, Hypotermes, Cryptotermes. Biện pháp phòng trừ đối với từng nhóm loài có khác nhau; các loài Coptotermes có thể dùng biện pháp nhử để tập trung mối nhưng các loài Cryptotermes thì không thể nhử được. Vì vậy, để đề ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất cần phải biết công trình đang bị loài nào gây hại, từ đó xây dựng giải pháp phòng trừ hiệu quả nhất cho công trình.
Mối Globitermes sulphureus và mối Coptotermes curvignathus
-
Loại mối nào nguy hại nhất? nhận biết chúng ra sao?
Mỗi đối tượng; nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây... bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes.
Các loại tổ mối
- Có nhiều dạng tổ mối: dưới mặt đất, nổi trên mặt đất, trên cây, trong cấu trúc gỗ. Gần nguồn nước hoặc mạch nước ngầm.
Tổ mối dưới mặt đất và tổ mối trên mặt đất
- Các loài mối đất chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.
- Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
Tổ mối trên cây và tổ mối trong cấu trúc gỗ
- Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con. Phân thải ra có dạng hạt cải.
Thức ăn và đặc điểm phá hại của mối
Mối là nhóm côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cellulose, vì vậy nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ. Vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng.
+ Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè, sắn và các cây trồng khác. Mối cắn phá hại thân, gốc và rễ làm cây chết.
+ Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm được chế biến từ thực vật như giấy, vải,… đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như ốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm.
Mối phá hại trụ hồ tiêu tiêu
Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả lim, chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:
- Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
- Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
- Gây sụt lún cho nền móng công trình.
- Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.
Biện pháp phòng trừ mối hại
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các tổ mối.
- Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng.
- Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cây.
- Làm cỏ không gây vết thương cổ rễ.
- Phòng trừ sâu bệnh hại triệt để trên thân cây.
- Cần vệ sinh ruộng trước khi trồng, dọn sạch cành, lá khô, vì cành, lá khô là thức ăn của mối, nhử mối đến.
- Phá bỏ tổ mối khi làm đất trồng, phá bỏ các đường đi của mối trên cây, trên trụ gỗ.
- Có thể tiến hành làm hố bẫy mối diệt trừ tận gốc như cách làm đối với trong vườn ươm. Khoảng - 1.000m2 vườn rừng đào một hố.
- Dò tìm tổ mối, dùng thuốc diệt mối tận gốc phun trực tiếp vào tổ để trừ mối chúa. Nên sử dụng thuốc trừ mối sinh học.
Thuốc trừ mối sinh học
- Biện pháp trừ mối Dùng các thuốc nước để phun: Confidor 100SL, Admire 0.50 EC (Imidacloprid) Vibasu 40ND, Diaphos 50EC (Diazinon) Dùng các thuốc hạt để rắc vào đất: Basudin 5G, Basudin 10G, Diaphos 10H (Diazinon).