Làm giàu từ nghề trồng khoai lấy ngó

Trồng khoai lấy ngó là một trong những phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được áp dụng có hiệu quả kinh tế cao. Với những diện tích đất trồng lúa sâu trũng, việc canh tác lúa hâu như không mang lại hiệu quả kinh tế. Nhưng khi chuyển đổi trồng khoai lấy ngó lại đem lại thu nhập lớn, mỗi sào 500 m­2 sau hai tháng trồng có thể đem lại thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/tháng, thời gian thu hoạch kéo dài 8 tháng/năm. Vì vậy trồng khoai lấy ngó đã được đưa vào cây trồng chuyển đổi khuyến cao mở rộng diện tích ở nhiều khu vực địa phương khác nhau. Là phương pháp mới để có thể áp dụng chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, thì việc canh tác khoai lấy ngó cần tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản như sau:

Làm giau từ nghề trồng khoai lấy ngó

1. Thời vụ trồng khoai lấy ngó là khi nào?

- Cây khoai lấy ngó có nguồn gốc từ Thái Lan, có đặc điểm hoàn toàn giống khoai của nước ta. Tuy nhiên cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh hơn, cho năng suất ngó và chất lượng rau ngon hơn.

- Trồng khoai lấy ngó có thế trồng quanh năm ở nơi chủ động nước tưới.

- Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao nen trồng vào tháng 7 dương lịch hàng năm. Thời điểm này cây con có điều kiện bật mầm, phát triển thân lá. Đến mùa xuân cây có sinh khối lớn và cho khai thác ngó cao.

Xem thêm < 4-CPA-Na 98% Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất cây trồng >

2. Những vùng có điều kiện chuyển đổi trồng khoai lấy ngó

- Nên chọn vùng trồng khoai lấy ngó là ruộng hơi sâu trũng, thoát nước tốt, không bị ngập úng về mùa mưa, có đủ điều kiện chủ động nước tưới.

- Cây khoai lấy ngó thích hợp với đất thịt nhẹ, giàu mùn, tầng canh tác dầy.

- Kỹ thuật làm đất: Đây là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp năng suất cây khoai giai đoạn thu hoạch. Đất trồng khoai được chuẩn bị trước ít nhất một tháng, cần làm sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Tiến hành lên luống có chiều cao 30 cm, rộng 1 m, hàng cách hàng 40 – 50 cm. Mật độ trồng từ 1.300 – 1.500/500 m2.

- Sau khi lên luống cần xử lý đất bằng vôi bột và dùng thuốc Basudin rải lên mặt luống để diệt, phòng trừ sâu bệnh hại trong đất. Việc này được tiến hành trước trồng ít nhất từ 20 – 30 ngày.

Bật bí cách chuyển đổi trồng khoai lấy ngó thu lợi nhuận khủng

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai môn

3. Kỹ thuật chăm sóc cho cây khoai lấy ngó

- Chế độ nước tưới: Trong suốt quá trình trồng cần duy trì mực nước rãnh đạt 2/3 chiều cao của luống là tốt nhất. Nếu gặp mưa lớn cần tiến hành tháo nước cho ruộng khoai, tránh để ngập úng dẫn đến rong rêu bém trên gốc khoai làm giảm năng suất ngó. Thời tiết khô hanh cần duy trì mực nước để khoai có thể sinh trưởng phát triển tốt.

Nghề trồng khoai lấy ngó đang "hot" hiện nay

- Kỹ thuật bón phân cho cây khoai lấy ngó

+ Tổng lượng phân bón cho cây khoai lấy ngó tính trên 500 m2/ tháng:  50 – 70 kg phân chuồng hoai mục + 20 – 25 kg NPK 3:6:9.

+ Đối với bón phân cho cây khoai lấy ngó cần bón định kỳ cho cây. Phân hữu cơ được bón 1 tháng/lần, phân vô cơ bón 2 lần/tháng, thời gian cách nhau giữa 2 lần bón từ 10 – 15 ngày.

+ Phương thức bón: Giữ mực nước trong rãnh, tiến hành bón giữa hai hàng khoai. Sau khi bón xong cần duy trì mực nước trong ruộng để hòa tan phân bón và giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Khi bón phân bón gặp trời mưa thì lưu ý cần giữ nước trong ruộng từ 2 – 3 ngày để lắng bùn mới tiến hành tháo nước.

Xem thêm < Ctytokinin CPPU Thúc đẩy sự phân chia, tăng năng suất cho cây trồng >

- Trồng rặm: Sau trồng 1 tháng cần lưu ý trồng dặm để đảm bảo mật độ cây.

- Làm cỏ cho ruộng khoai lấy ngó: Được tiến hành định kỳ 1 tháng/lần. Làm cỏ theo phương pháp thủ công, cỏ được vùi sâu làm phân xanh cho cây.

- Sâu bệnh hại: Cây khoai lấy ngó cũng như cây khoai thông dụng ở nước ta. Một số loại sâu bệnh thường hại như bệnh sương mai, bệnh khảm lá, sâu khoang, nhện đỏ, rệp bông, … Tuy nhiên do trồng khoai lấy ngó làm rau xanh nên việc phòng trừ sâu bệnh hại hậu như không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu cây khoai bị bệnh hại cụ bộ tiến hành nhỏ bỏ, hay thu gọn lá bệnh đem thiêu hủy nơi xa. Sau đó dùng vôi sát trùng.

- Thu hoạch: Sau trồng 2 tháng thì có thể thu hoạch ngó. Thời gian khoai cho thu hoạch ngó liên tục 8 tháng/năm. Lưu ý thời điểm thu hoạch cần đủ thời gian cách ly khi bón phân để đảm bảo ngó rau an toàn.

Ngó khoai chứa hàm lượng dinh dưỡng gấp 2 lần rau khác

Xem thêm: Trồng khoai tây vụ đông mang hiệu quả kinh tế cao

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status