Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt cho năng suất, chất lượng cao


- Ớt ngọt hay còn gọi là ớt chuông, ớt xào; là loại cây thích hợp với nhiệt độ ở vùng ôn đới trong khoảng 20 - 22oC. Để trồng được cây ớt ngọt cho năng suất chất lượng cao cần tuân thủ đúng kỹ thuật:

1. Thời vụ trồng cây ớt ngọt

- Nhiệt độ thích hợp để cây ớt ngọt sinh trưởng, phát triển tốt là 20 - 22oC, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất cây ớt ngọt, nên cây ớt ngọt nên trồng vào vụ Đông - Xuân, nếu trồng vào vụ Xuân - Hè quả ớt sẽ thường bị thối và cháy nắng.

-  Ớt ngọt là cây ưa ẩm, không thích hợp sinh trưởng trong điều kiện khô hạn đặc biệt nếu thời kì ra hoa gặp điều kiện khô hạn hoa sẽ bị héo rụng. Tuy nhiên, có một số loại giống có thể chịu được điều kiện nhiệt độ cao thì có thể trồng ớt cả hai vụ:

- Vụ Đông - Xuân: Gieo hạt vào cuối tháng 8, đầu tháng, sẽ cho thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 2

- Vụ Xuân - Hè: gieo hạt vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, sẽ cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 4.

2. Chuẩn bị vườn ươm cây giống ớt ngọt

- Vườn ươm được thiết kế tương tự như vườn ươm cây ớt cay.

- Địa điểm: nơi cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt

- Chủ động che nắng che mưa đồng thời cũng có thể cung cấp đầy đủ ánh sáng khi cần thiết.

- Trong quá trình ươm cần loại bỏ ngay những cây khác giống để hạn chế sự lẫn tạp giống.

3. Chọn đất trồng cây ớt ngọt

- Đất phì nhiêu, tơi xốp, cát pha hoặc hơi thịt nhẹ, pH hơi chua nẹ đến trung tính (5,5 - 7).

- Giữ nước tốt và thoát nước tốt, cần được cung cấp đầy đủ nước trong cả quá trình sinh trưởng phát triển nhưng đồng thời phải thoát nước được hoàn toàn sau khi mưa to tránh ngập úng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt cho năng suất cao

4. Mật độ và khoảng cách trồng cây ớt ngọt

- Ớt ngọt không có tán lớn bằng ớt cay nên ta có thể làm luống chỉ rộng 1,3 - 1,4m. Trồng hàng đôi (hai hàng/luống) với mật độ 60 x 30 - 35cm (35.000 - 40.000cây/ha).

5. Phân bón sử dụng cho cây ớt

- Sử dụng phân chuồng đã ủ kĩ, phân tổng hợp NPK, vôi (chất điều hòa pH), nên bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh để cây ớt sinh trưởng khỏa mạnh cho năng suất cao.

- Lưu ý: Không bón phân gà

6. Trồng ớt ngọt

- Cây ớt 30 - 35 ngày tuổi có thể mang trồng ra ruộng (đã có 4 - 5 lá thật). Vì ớt ngọt mau ra hoa, có giống khi đạt 6 - 7 lá thật đã có thể ra hoa nên nếu để cây con già quá mới đem trồng sẽ ảnh hưởng lớn đến qua trình phục hồi và năng suất về sau.

7. Chăm sóc

- Che phủ: Phủ nilong hoặc rơm rạ sau trồng để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

- Tưới: Sau khi trồng phải tưới đủ ẩm mỗi ngày đến khi cây bén rễ hồi xanh, giữ ẩm đầy đủ 75 - 80% trong cả quá trình sinh trưởng phast triển của cây, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa. Sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông ngòi không bị ô nhiễm để tưới. Có thể sử dụng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt. Truy nhiên lưu ý nếu độ ẩm quá cao hoặc nước giữ trong ruộng lâu sẽ tăng tỷ lệ nhiễm bệnh ở cây ớt ngọt.

- Khử lẫn: ớt ngọt có khả năng giao phấn có, có thể giao phấn với cả ớt cay gây lẫn tạp giống vì vậy cần chú trọng tới công tác khử lẫn giống, đặc biệt là ở giai đoạn vườn ươm giống.

- Tỉa cành: thường xuyên tỉa bỏ lá già, cành sâu, cành chết, đối với những cây nhiều cành phải tỉa bớt chỉ để 3 - 4 cành

- Làm cỏ, xới xáo,bón phân, vun gốc: Làm cỏ kết hợp với bón phân vun gốc vừa hạn chế được sự cạnh tranh dinh dưỡng, vừa cung cấp dinh dưỡng, chống đổ ngã. Thông thường có 3 kỳ Làm cỏ, xới xáo,bón phân, vun gốc:

+ Kỳ 1: khi cây hồi xanh ngày (khoảng 10 - 12 ngày).

+ Kỳ 2: sau lần 1 từ 12 - 15 ngày.

+ Kỳ 3: sau lần 2 khoảng 15 ngày.

- Trong điều kiện thuận lợi có thể bón bổ sung thêm dinh kỳ dưỡng kỳ thứ 4 (sau thu hoach lần 1). Lưu ý trước khi thu hoặc ngừng bón phân.

8. Thu hoạch, chế biến và bảo quản

- Thu hoạch: Ớt ngọt phải thu hoạch khi còn non vì khi chín giá trị thương phẩm sẽ giảm rõ rệt. Vì vậy khi xanh già cần thu hoạch ớt kịp thời, nhưng cũng không thu hoạch ớt khi ớt còn non.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status