Kỹ thuật trồng cây Mãn cầu hoàng hậu lợi nhuận khủng
Trồng cây Mãn cầu hoàng hậu cho lợi nhuận khủng
Cây Mãn cầu hoàng hậu cho thu quả sau 16 tháng. Mỗi năm cho thu quả hai vụ. Một cây cho năng suất trừ 40 – 50 quả/năm, trọng lượng một quả từ 0,5 – 1,2 kg. Giá bán hiện nay trên thị trường dao động từ 50.000 – 130.000 đồng/kg. Vậy trồng cây Mãn cầu hoàng hậu đang mang lại doanh thu khủng so với các cây trồng ăn quả khác hiện nay. Việc mở rộng diện tích trồng cây Mãn cầu hoàng hậu đang là hướng đi thiết yếu của các nhà vườn. Để có được năng suất, chất lượng cao khi trồng Mãn cầu hoàng hậu, cần tuân thủ một số kỹ thuật trồng như sau:
Quả Mãn cầu hoàng hậu nhiều giá trị dinh dưỡng
1. Chọn vùng trồng cây Mãn cầu hoàng hậu
- Cây Mãn cầu hoàng hậu có khả năng thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Có thể trồng ở Đồng Bằng, vùng Ven Biển hoặc Tây Nguyên.
- Đất trồng cây Mãn cầu hoàng hậu không quá chua hay bị ngập úng. Nếu trồng trên đất phù sa cây sinh trưởng mạnh, cho quả sớm, năng suất cao. Đất có hàm lượng Caxi và Magie cao thì chất lượng quả tốt.
- Chọn vùng trồng có điều kiện khí hậu nắng ấm, nhiệt độ từ 20 – 32oC. Đất tốt nhất là đất thịt nhẹ, tầng canh tác dầy, đất ẩm nhưng có hệ thống thoát nước tốt.
Chuyển đổi sang trồng cây Mãn cầu hoàng hậu
2. Thời vụ và mật độ trồng cây Mãn cầu hoàng hậu
- Có thể trồng quanh năm đối với những vùng có khí hậu mát mẻ ấm. Những vùng phí Bắc có mùa đông lạnh, thời vụ trồng tốt nhất vào đầu mùa xuân tháng 2 – 3, cũng có thể kéo dài đến tháng 8 – 9. Các tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, chăm sóc giai đoạn mới trồng, thường trồng vào tháng 8 – 10 dương lịch hàng năm.
- Mật độ trồng tùy thuộc vào độ màu mỡ của vùng trồng. Nếu đất tốt, tầng canh tác dày nên trồng với khoảng cách cây cách cây từ 3 – 3,5 m. Đất kém màu mỡ nên trồng với khoảng cách cây cách cây từ 2,5 – 3 m.
Xem thêm < Cytokinin DA-6 - Tăng cường hấp thu nước và phân bón, tăng năng suất cây trồng > |
3. Kỹ thuật chuẩn bị đất, đào hố, bón lót trước khi trồng
- Việc làm đất, dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật của vùng trồng, đào hố được tiến hành trước khi trồng tối thiếu là 45 ngày.
- Hố được đào với mật độ đã định sẵn. Kích thước hố trồng: 50 x 50 x 50 cm. Khi đào hố các lớp đất để riêng. Lớp đất mặt trộn đều với phân bón lót cho xuống đáy hố, lớp đất đáy cho phủ lên trên mặt, lấp đất thành hình vòm cao hơn mặt đất từ 5 – 10 cm.
- Phân bón lót tính cho một hố từ 1 – 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 kg super lân + 0,2 – 0,3 kg vôi bột.
Trồng cây Mãn cầu hoàng hậu năng suất cao
4. Chuẩn bị giống cây Mãn cầu hoàng hậu
- Cây Mãn cầu hoàng hậu có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc phương pháp ghép mắt. Hiện nay trồng chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt tỷ lệ thành công cao, cây khỏe sinh trưởng mạnh, cho quả sớm.
- Tiêu chuẩn cây ghép mắt: Cây ghép có gốc ghép đường kính ≥ 0,3 cm, cao ≥ 10 cm; cành ghép cao ≥ 10 cm; cây có bộ rễ phát triển, cành ghép và gốc ghép tiếp hợp tốt, cây sạch bệnh.
Nông dân làm giàu từ cây Mãn cầu hoàng hậu
5. Kỹ thuật trồng cây Mãn cầu hoàng hậu
- Chọn ngày trồng nắng ráo, không mưa to. Nên trồng vào chiều mát là thích hợp nhất.
- Đào giữa hố đã chuẫn bị sẵn có kích thước tương ứng với bầu cây giống. Nhẹ nhàng tháo nilong bầu sao cho không làm vỡ bầu ảnh hưởng đến bộ rễ cây. Đặt cây ngang với mặt đất rồi lấp đất, ấn nhẹ cố định cây. Lưu ý không trồng sâu làm cây nghẹt rễ, sinh trưởng kém. Cây cao có thể cắm cọc tre cố định cho cây đỡ đổ ngã khi gặp gió, mưa.
- Trồng xong tiến hành phủ rơm rạ quanh gốc để giữ ẩm. Tiến hành tưới đẫm vào gốc cây. Thời gian sau trồng duy trì độ ẩm từ 70 – 80% để cây nhanh hồi xanh, bén rễ.
Xem thêm < Gibberellic Acid - Kích thích sinh trưởng cây trồng, kéo dài thời gian bảo quản nông sản > |
6. Kỹ thuật chăm sóc cây Mãn cầu hoàng hậu
- Chế độ tưới nước cho cây: Trong suốt quá trình trồng cần cung cấp nước theo nhu cầu từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Đặc biệt lưu ý tưới nước vào mùa khô cho cây và thoát nước vào mùa mưa tránh cây bị chết úng. Độ ẩm duy trì từ 70 – 80% là tốt nhất.
- Phòng trừ cỏ dại: Có thể phủ che gốc bằng cỏ khô, rác, cây phân xanh, … để giữ ẩm cho cây. Tuy nhiên để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng ở giai đoạn cây nhỏ thì tiến hành xới xáo cỏ tủ gốc cây vào mùa khô, phá váng vào mùa mưa. Thông thường tiến hành làm cỏ vào tháng 1 – 2, vụ thu tháng 8 – 9 kết hợp với thời kỳ bón phân thúc cho cây hàng năm.
- Kỹ thuật cắt tỉa: Khi cây chưa cho quả hàng năm cần cắt tỉa tạo tán cho cây có bộ khung tốt để mang quả các giai đoạn cho thu hoạch sau. Hằng năm cắt tỉa định kỳ: cắt tỉa sau thu hoạch, tỉa bỏ cành bệnh, cành không mang quả, … để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, nuôi cành cho năng suất, tạo chất lượng quả tốt.
Bội thu quả Mãn cầu hoàng hậu cho giá trị cao
- Bón phân cho cây Mãn cầu hoàng hậu
+ Giai đoạn cây chưa cho quả: Bón phân thúc định kỳ cho cây cứ 2 – 3 tháng/lần, lượng bón tính cho 1 gốc: 0,1 – 0,2 kg ure + 0,1 kg kali + 0,3 – 0,5 kg super lân. Thời điểm bón khi thời tiết có mưa để tiết kiệm công tưới sau khi bón. Bổ sung phân hữu cơ với lượng 15 – 20 kg/gốc, vào tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm.
+ Giai đoạn cây cho quả: Bón thúc 1 – 2 tháng/lần. Lượng phân bón tính trên 1 gốc trên mỗi lần bón: 0,1 kg ure + 0,3 kg kali + 0,3 kg supe lân. Phân hữu cơ bổ sung vào hai đợt vào mùa xuân tháng 1 – 2 và mùa thu tháng 9 – 10, lượng mỗi lần bón từ 20 – 25 kg.
+ Phương pháp bón: Tiến hành đào rãnh theo tán cây, rãnh sâu từ 15 – 20 cm. Cho phân bón xuống rãnh rồi lấp đấp phủ kín phân bón. Hoặc đào hố theo tán cây, hướng đông tây, nam bắc xoay vòng mỗi lần bón khác nhau.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây Mãn cầu hoàng hậu ít sâu bệnh hại. Nhưng cần lưu ý một số đối tượng như rệp sáp, sâu đục thân, đốm lá, …Cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể sử dụng một số thuốc phun như Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipci, … phun vào cuối vụ, khi thu hoạch xong.
Cắt tỉa định kỳ cây Mãn cầu hoàng hậu để tăng năng suất
7. Thu hoạch và bảo quản
- Cây Mãn cầu hoàng hậu cho thu hoạch sau trồng 16 tháng. . Thu hoạch quả dùng kéo cắt cuống. Nên thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo mẫu mã, thời gian vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Tiến hành thu hoạch khi thấy quả màu trắng, xuất hiện ở các kỹ rãnh mắt và các kẽ đầy lên, đỉnh múi thấp xuống. Khi cắt quả xếp vào thùng nên lót lá tươi để giảm cọ xát nhau gây thâm quả. Hai xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ tránh để tồn quả chín dễ bị dập nát, giảm giá trị quả thương phẩm.
Kỹ thuật trồng cây Mãn cầu hoàng hậu làm giàu
-
Một số kinh nghiệm khi nhân giống và chăm sóc cây na
Nếu nhân giống vô tính thì hiện chỉ có phương pháp ghép, hoặc ghép mắt, hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép,...
-
Cách chăm sóc cho cây na từ lúc ra hoa đến giai đoạn nuôi quả
Tuyệt đối không bón phân bón, tưới nước không tác động bật kỳ điều gì đến cây ở giai đoạn này. Kể cả khi cây bị các loại sâu bệnh tấn công đang ở dưới ngưỡng gây hại thì vẫn
-
Cách tiêu diệt rệp sáp trắng hại cây na hiệu quả nhất
Rệp sáp là loại sâu bệnh hại nặng đối với cây na, bệnh thường gặp khi thời tiết khô và nắng nóng kéo dài.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà