Kỹ thuật sử dụng phân bón an toàn - Phần 1

I. Sử dụng phân bón an toàn

Sử dụng phân bón an toàn

Sử dụng phân bón an toàn là sử dụng phân bón một cách hợp lý, bảo đảm môi trường sinh thái và an toàn đối với người sử dụng sản phẩm nông nghiệp. Sử dụng an toàn nông sản chỉ là hàm lượng thành phần nguy hại tới sức khỏe con người trong nông sản như: Muối nitrouacid, các kim loại nặng và hàm lượng tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích, các phụ gia... không được vượt quá phạm vi quy định của nhà nước.

Phân bón ảnh hưởng tới chất sản phẩm nông nghiệp là vấn đề phức tạp. thông thường thì bón phân hợp lý có thể nâng cao sản lượng cây trồng, cải thiện chất lượng sản phẩm làm màu mỡ đất đai, nâng cao sản lượng.

Sử dụng phân bón an toàn là biện pháp tăng sản nông nghiệp mang tính kỹ thuật cao. Nội dung cơ bản của nó bao gồm:

1) Chọn dùng loại phân hoặc loại cây trồng.

2) Đặc điểm nhu cầu phân bón của cây trồng.

3) Mục tiêu sản lượng.

4) Lượng bón phân.

5) Tỷ lệ phân phối dinh dưỡng.

6) Thời gian bón phân.

7) Phương thức bón phân.

8) Vị trí bón phân.

Kỹ thuật bón phân hợp lý an toàn cụ thể quan hệ mật thiết tới hiệu quả bón phân.

Phân bón có rất nhiều chủng loại.

Khi chọn dùng phân bón nên tìm hiểu loại phân đó về tính chất, công năng, đặc điểm, phương pháp sử dụng nó, đồng thời xem xét tới độ phì của đất.

II. Những ảnh hưởng xấu do bón phân không đúng cách

Bón phân không đúng cách không chỉ hại cây trồng, ảnh hưởng tới chất lượng nông phẩm, lãng phí tiền của gây ô nhiễm nghiêm trọng đất đai, nguồn nước ngầm, uy hiếp tới sự cân bằng sinh thái và sức khỏe dân gian.

Ô nhiễm phân bón

Các biểu hiện chủ yếu sau:

1. Bón quá lượng đạm và lân dư thừa ngấm vào nguồn nước làm cho tảo và các loại thủy sinh sinh sôi quá nhiều. Khi tảo và loại thủy sinh chết, sự phân hủy chất hữu cơ của chúng làm tiêu hao chết, sự phân hủy chất hữu cơ của chúng làm tiêu hao oxy trong nước, làm cho nước thiếu dưỡng khí, khiến cho cá tôm bị chết.

2. Bón phân đạm không hợp lý, sẽ hình thành khí nitơ và oxit nitơ, chúng từ đất đai tỏa ra không khí. Khí oxitnitơ sau khi đến tầng ôzôn của trái đất sẽ phát sinh phản ứng với ôzôn hình thành oxidenitric khiến cho khí ôzôn giảm đi. Tầng ôzôn trái đất bị phá hoại sẽ làm yếu đi sự cản trở tia tử ngoại xuyên vào khí quyển. Khi tia tử ngoại cực mạnh chiếu vào sinh vật sẽ gây nguy hiểm như ung thư da....

3. Do đạm ngấm xuống đất sẽ làm cho nước ngầm và ao hồ sông ngòi sẽ giàu chất dinh dưỡng. Lượng muối Nitrat đạt tới 50mg/1 lít nước; vượt quá tiêu chuẩn làm cho chất lượng nước kém đi. Nếu con người uosng loại nước này lâu dài thì muối nitrat sẽ chuyển hóa thành muối nitrouacid + và sẽ hình thành ra chất nitrosanimes là chất gây ung thư rất mạnh, uy hiếp lớn tới sức khỏe con người.

4. Nếu sử dụng phân đạm quá nhiều, khiến rau hàm chứa nhiều muối acidnitrou vượt tiêu chuẩn; nguy hại tới sức khỏe người dùng.

5. Có một số phân bón hàm chứa độc tố kim loại nặng như chất (CN)2. Tạo thành tàn lưu có hại trong nông sản phẩm.

Nguồn: theo Đặng Minh Châu
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status