Kỹ thuật phòng và điều trị bệnh cho vườn nho hạ đen khi mùa mưa kéo dài
Vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh hại tấn công cây trồng nói chung và cây nho nói riêng. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị sâu bệnh hại tấn công cây nho vào mùa mưa? Sử dụng thuốc gì để phòng các loại bệnh cho cây nho sau mùa mưa? Cách chăm sóc cây nho sau mùa mưa như thế nào để hạn chế sâu bệnh hại cây nho? Rất nhiều những câu hỏi được gửi về cho Cẩm nang cây trồng liên quan đến chủ đề chăm sóc và phòng trị sâu bệnh hại cây nho sau mùa mưa kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách phòng và điều trị sâu bệnh hại và cách chăm sóc cây nho.
Chăm sóc vườn nho đạt năng suất cao
1. Biện pháp kỹ thuật cơ giới đối với cây nho
- Khi thời tiết mưa kéo dài là thời điểm cây nho bị sâu bệnh hại tấn công mạnh nhất, bởi lúc này nhiệt độ ngoài trời thấp, ẩm độ cao, cây gặp mưa nhiều bị ảnh hưởng làm mất cân bằng sinh lý và bị tổn thương cơ giới nên cây rất dễ bị sâu bệnh hại xâm nhập.
- Khi trời vừa tạnh mưa, người trồng cần có biện pháp can thiệp cơ giới kịp thời như rung giàn nho. Việc rung giàn nho nhằm những hạt nước còn đọng trên giàn nho rơi xuống để giàn được khô dáo nhanh hơn, sẽ giúp hạn chế được sâu bệnh hại tấn công.
- Vào mùa mưa thường có những loại sâu bệnh hại tấn công cây nho như bệnh nấm, thán thư, dỉ sét, bọ trĩ… những loài sâu bệnh hại này gây nguy hiểm nặng đến vườn nho. Chính vì vây, sau khi vườn nho được khô ráo nên tiến hành phun thuốc để phòng các loại bệnh tấn công cây nho.
- Lưu ý: Trước khi phun thuốc phòng bệnh cho cây nho cần rung giàn và đợi cho giàn nho khô ráo mới nên phun thuốc. Nếu giàn nho chưa được khô ráo mà phun thuốc lên sẽ bị giảm tác dụng của thuốc, lượng thuốc phun lên giàn mà theo nước rơi xuống không còn đọng lại trên lá làm mất hiệu quả.
2. Biện pháp phòng bệnh cho cây nho
- Để cây nho không bị sâu bệnh hại tấn công sau mùa mưa, cần có biện pháp phòng bệnh trước cây mới đạt được hiệu quả và giảm được sâu bệnh hại tấn công trên cây nho.
- Vào mùa mưa các bệnh thán thư và nấm rất dễ tấn công cây nho, chính vì vậy cần chú ý đến việc phòng các loại bệnh này. Sử dụng thuốc Nativo 70WG giúp điều trị bệnh thán thư và phòng nấm rất hiệu quả, kết hợp pha cùng với thuốc trừ sâu Trái Cà giúp phòng và đặc trị bệnh bọ trĩ, sâu cuốn lá,… trên cây nho.
- Việc phòng bệnh trên cây nho cần đặc biệt chú ý đến điều kiện thời tiết, nếu thời tiết có độ ẩm cao, không có nắng cần phun liên tục trong 3 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nếu cây không có dấu hiệu bị bệnh bọ trĩ, sâu cuốn lá tấn công thì không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu Trái Cà phun lại lần 2.
Phun thuốc phòng bệnh cho cây nho
- Khi gặp thời tiết bất lợi như người dân vừa phun buổi sáng chiều gặp mưa thì cần tiến hành rung giàn sau khi tạnh và cần phun lại thuốc để thuốc có hiệu quả tốt cho cây nho. Khi phòng và điều trị bệnh cho cây nho cần phải kiên trì thì cây mới không bị sâu bệnh hại tấn công và đạt năng suất cao khi trồng cây nho.
- Khi phun thuốc cho cây nho cần chú ý phun đều một lần cho cây nho, khi thuốc còn không nên đi lại cho cây sẽ làm cho cây bị ngộ độc thuốc sẽ làm suy yếu cây nho.
3. Các loại bệnh chủ yếu thường gặp trên cây nho vào mùa mưa
Vào mùa mưa chủ yếu bệnh thán thư và bệnh nấm thường gây hại tấn công nhiều trên cây nho.
- Bệnh thán thư:
+ Triệu chứng: Trên lá thường có những vết bệnh màu vàng nâu, ngọn co dúm lại, cành xuất hiện nhứng lõm khô màu nâu. Thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa và khi trời có sương mù vào ban đêm. Các nông dân thường còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.
+ Trị bệnh: Sử dụng Score 250 EC kết hợp với Taslent 50Wp hoặc Nativo 750WG hoặc Ridomil Gold 500Wp ( khi tanghj mưa phun thuốc liền để rữa nước mưa). Sử dụng phun các thuốc gốc đồng như Kocide 61,4DF; Champion 77Wp; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250EC,…
- Bệnh nấm:
+ Triệu chứng: Trên mặt lá trên xuất hiện những vết đốm màu vàng sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.
+ Điều trị bệnh: Melogy DUO 66,75 kết hợp với Antracol 70WP; Aliet kết hợp với Anvil. Các loại thuốc có thể sử dụng như: Molody 66,75WP; Bayfidan 250EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250EC; Aliette 800WP…
Lưu ý: Khi trồng nho bà con cần am hiểu về cây nho và theo dõi thời tiết theo hàng ngày, để có thể dự đoán và chuẩn đón những bệnh cây nho thường gặp theo những điều kiện khí hậu khác nhau.
-
Kỹ thuật tạo rãnh tưới - tiêu nước cho cây nho
Nước là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởng phát triển của mọi cây trồng. Quả nho chín, chứa 70-80% nước cho nên việc hiểu biết về nước và kỹ thuật tưới rất quan trọng.
-
Hướng dẫn kỹ thuật bón lót cho cây nho
Các loại phân chuyên dùng để bón lót cho cây nho phù hợp, tính toán lượng phân bón và các kỹ thuật trong xử lý phân hữu cơ...
-
Bán chất kích thích Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất
Axit Gibberellic 90% nguyên chất tinh khiết, độ tinh khiết cao có thể được sử dụng trực tiếp (pha loãng), để bán hoặc chế tạo sản phẩm GA3 các loại (40% SP, 20% SP, SP 10%)...
-
Bán Vitamin B1 (Thiamin 99%) nguyên chất (Tăng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi)
Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cho hạt mọc mầm mạnh, giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng, tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ, đồng thời...
-
Kỹ thuật trồng cây nho cho năng suất cao
Cây nho được trồng ở các nước thuộc vừng ôn đới và bán ôn đới. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.