Kỹ thuật làm đất và đóng bầu cây bời lời

Cây trồng liên quan: Cây bời lời

1. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật trên đất đã làm vườn ươm cũ

+ Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật

+ Thu gom túi bầu nilon

+ Xử lý vôi bột

Thu gom cỏ dai trước khi làm vườn ươm cây bời lời

Hình 1. Thu gom cỏ dại

- Trên đất mới khai hoang:

Tiến hành khai hoang sớm vào đầu mùa khô.

Dọn sạch gốc rễ đưa ra ngoài lô hoặc gom lại thành đống rồi đốt. không nên rải đều cỏ dại và tàn dư thực vật trên toàn bộ khu đất để làm vườn ươm mà đốt vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến vi sinh vật có lợi trong đất.

Phát dọn cây bui, cỏ dại

Hình 2. Phát dọn cây bụi, cỏ dại

Đào gốc rễ bời lời

Hình 3. Đào gốc rễ

Dọn mặt bằng

Hình 4. Dọn mặt bằng

2. Làm đất cho vườn ươm cây bời lời

- Sử dụng đất tại chỗ:

Cày bừa, cuốc xới kỹ cho đất tơi xốp

Thu gom gốc rễ còn sót đưa ra ngoài lô

Đất được cuốc xới

Hình 5. Đất được cuốc, xới kỹ

Nếu lấy đất từ nơi khác đến:

+ Đất phải được làm kỹ, nhỏ

+ Không lẫn tàn dư thực vật, cỏ dại

+ Không có đá sỏi và các tạp chất khác

+ Đất lấy từ tầng đất mặt, đất tốt, hàm lượng mùn cao.

+ Nếu chưa làm kịp, cần che đậy để không bị rửa trôi.
 
che đậy phân để không bị rửa trôi
 
Hình 6. Che, đậy đất phân để không bị rửa trôi

3. Đóng bầu cho túi ươm cây bời lời

3.1. Chuẩn bị túi bầu

- Túi bầu nilon trắng hoặc đen, phải bảo đảm độ bền để khi đóng bầu, trong quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng.
 
- Kích thước túi bầu: (8x16)cm, (12 x 18) cm
 
- Túi bầu được cắt góc 2 đáy hoặc được đục 4-6 lỗ thoát nước có đường kính 3 – 4 mm, phân bố thành 2 hàng ở nửa dưới của bầu, các lỗ phía dưới cách đáy bầu 2cm để tránh úng cho bộ rễ.
 
Dụng cụ đục lỗ túi bầu
 
Hình 7. Dụng cụ đục lỗ túi bầu
 
Đục lỗ túi bầu
 
Hình 8. Đục lỗ túi bầu
 
Túi bầu ươm đã  được đục lỗ
 
Hình 9. Túi bầu ươm được đục lỗ

3.2. Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu

- Đất mặt dưới tán rừng: 88%, thành phần cơ giới: Thịt nhẹ (sét vật lý 20 - 25%). Trường hợp không có đất dưới tán rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán tế guột hoặc cỏ lào, le, lồ ô.

- Phân chuồng hoai: khoảng 10%, phân khô và phải qua ủ hoai.

Ủ hoai phân chuồng

Hình 10. Ủ hoai phân chuồng

làm tơi phân chuồng đã được ủ hoai

Hình 11. Làm tơi nhỏ phân chuồng đã được ủ hoai

Phân lân: 2 %, phân không bị vón cục, có thể sử dụng phân Supe lân hoặc phân lân nung chảy.

Phân super lân

Hình 12. Phân lân supe

phân lân nung chảy

Hình 13. Phân lân nung chảy

- Khử trùng cho đất đóng bầu bằng ánh sáng mặt trời: Rải đất đóng bầu đã sàng thành từng luống cao 15 – 20 cm, rộng và dài tuỳ theo địa hình, phun đất cho ẩm đều, dùng bạt xanh hoặc trắng phủ kín. Phơi nắng từ 5 – 7 ngày trong mùa khô là để diệt mầm bệnh trong đất. Ngoài ra có thể dùng thuốc hoá học để xử lý đất trước khi gieo hạt hoặc cấy cây.

rải đất đống bầu thành từng luống

Hình 14. Rải đất đóng bầu thành từng luống

Đất và phân chuồng được đập nhỏ, sàng (đường kính mắt lưới nhỏ hơn 4mm) loại bỏ rễ cây, tạp vật rồi trộn đều các thành phần đất, phân chuồng và Supe lân (định lượng bằng thúng, sảo, thùng, chậu...) theo tỷ lệ quy định rồi vun thành đống cao 60 - 70 cm. Sau đó phun ẩm và dùng bạt nilon phủ kín ủ 5 -7 ngày ngoài nắng.

trộn đều hỗn hợp ruột bầu

Hình 15. Trộn đều hỗn hợp ruột bầu

3.3. Đóng bầu túi ươm cây bời lời

- Dùng tay xoa hoặc chân giữ để tách miệng túi bầu và kéo để cho túi bầu phồng ra.

Đóng bầu

Hình 16. Đóng bầu

- Một tay giữ túi, đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ giữ căng miệng túi.

- Dùng dụng cụ xúc hỗn hợp ruột bầu đổ vào 1/3 túi bầu, ấn nhẹ

Dụng cụ xúc đất

Hình: 17. Dụng cụ xúc đất

Tiếp tục cho đất vào đầy túi, dùng 2 tay cầm miệng túi bầu lắc nhẹ để cho hỗn hợp ruột bầu được nén đều, cân đối 2 góc đáy bầu chặt đất và thành bầu phẳng, lưng bầu không bị gãy khúc.

- Lưu ý: Nếu hỗn hợp ruột bầu quá khô thì nên tưới nhẹ từ hôm trước rồi ngày hôm sau mới đóng bầu.

4. Xếp bầu ươm vào luống

- Tạo mặt luống bằng phẳng, sạch cỏ dại, rộng 1 – 1,2 m. Không nên làm luống quá rộng vì không thuận lợi cho việc chăm sóc.

- Xếp bầu từ phía đầu luống

- Xếp các bầu đứng thẳng, khít nhau và thẳng hàng, không đổ ngã.

Đóng bầu và xếp vào luông

Hình 18. Đóng bầu đất và xếp vào luống

các luông bầu ươm

Hình 19. Các luống bầu ươm

- Một số nơi sau khi xếp bầu vào luống nhưng chưa cấy cây ngay, bà con nông dân dùng các tấm bạt trải trên mặt luống che đậy để mưa không làm cho bầu đất bị gí chặt và trôi đất. Trên các tấm bạt rải các ụ đất nhỏ để giữ cố định các tấm bạt không bị gió thổi.

Dùng bạt nilon để che đậy luống bầu ươm

Hình 20. Dùng bạt nilon để che đậy luống bầu ươm

5. Áp chặt mép luống 

- Vun đất cao, áp chặt 1/3 chiều cao hàng  bầu phía ngoài để bầu không đổ  ngã.

- Kiểm tra dọn vệ sinh xung quanh.

Các hàng bầu phía ngoài được vun đất

Hình 21. Các hàng bầu phía ngoài được vun đất
Nguồn: Giáo trình Mô Đun sản xuất cây giống bời lời - Bộ NN & PTNT
Bài liên quan
  • Thiết kế các loại vườn ươm cây bời lời Thiết kế các loại vườn ươm cây bời lời
    Nêu được đặc điểm các loại vườn ươm cây bời lời, Chọn địa điểm để làm vườn ươm hợp lý, Thiết kế, xây dựng được vườn ươm phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả cao nhất...
DMCA.com Protection Status