Kỹ thuật làm đất gieo mạ cho vụ hè thu
Để có một vụ lúa hè thu đạt năng suất trong điều kiện nắng nóng và hạn hán gay gắt đầu vụ, mưa, lũ lụt, bảo khả năng xảy ra cuối vụ là điều mà cá bà con nông dân lo lắng. Trong đó việc chuẩn bị giống, xử lý hạt giống và chuẩn bị nương mạ là rất cần thiết cho vụ hè thu đạt năng xuất cao.
1. Chuẩn bị giống cho vụ hè thu
- Vụ hè thu kéo dài chỉ trong vòng 3 tháng từ 20-30/5 thu hoạch 1-10/9, nênbà con cần chọn giống ngắn ngày cho vụ mùa này.
- Khi chọn mua giống nên chọn những nơi bán giống uy tín, đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, tỉ lệ nảy mầm phải cao hơn 80%. Số lượng gieo mạ cấy đủ cho một ha thông thường từ 18-25kg/ha, tùy vào phương pháp gieo mạ của người dân mà tính lượng giống cho ruộng.
2. Ngâm ủ lúa giống
- Tùy theo phương thức làm mà mạ nhu cầu và thời gian ủ giống khác nhau, thông thường vào vụ hè thời tiết nắng nóng cao nên thời gian ủ và ngâm giống ngắn hơn so với vụ đông xuân.
- Khi ngâm ủ cần lưu ý kỹ thuật: Loại bỏ những hạt lửng hạt lép trước khi ngâm giống. Cho hạt giống vào trong một bao bì có thể thoát nước hoặc vào xô chậu to để ngâm hạt giống. Ngâm giống trong vòng 24 giờ tùy vào tình trạng giống và thời tiết để tùy chỉnh thời gian ngâm giống cho phù hợp.
- Sau khi ngâm hạt giống vớt ra và làm sạch hạt giống bằng cách đãi sạch giống dưới nước sạch 2-3 lần để hết nước chua thì thôi, vớt lên để dáo nước rồi mang đi ủ.
- Chuẩn bị vật liệu ủ giống: Bao phải được giủ sạch, nhúng bao vào nước cho ướt sau đó đổ giống vào. Ghi nhản và ngày giờ bắt đầu ủ giống
- Cho hạt nẩy mầm: Ủ trong bao và đặt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (nơi ấm 30oC), giữ cho đống ủ luôn ẩm và không quá nóng trong suốt thời gian ủ.
- Thời gian ủ thường 36-48 giờ hoặc dài hay ngắn hơn tùy theo điều kiện môi trường đóng ủ (nóng-lạnh và khô-ẩm), theo dõi đống ủ để thêm nước khi thiếu ẩm. Khi hạt giống nứt mầm và rể nhú gai dứa là vừa để gieo.
3. Chuẩn bị nương mạ
Cây mạ khoẻ là yếu tố quan trọng quyết định thời gian phục hồi, phát triển cây lúa và cho năng suất lúa, việc chuẩn bị luống mạ phải được quan tâm đúng mức. Tùy theo điều kiện từng nơi mà các biện pháp làm mạ có khác nhau, các yêu cầu kỹ thuật cho mỗi loại nương mạ như sau:
3.1. Chuẩn bị mạ trên ruộng
- Làm nương mạ trên ruộng ướt (mạ ướt) là rất phổ biến ở các vùng trồng lúa. Ở Miền Nam, những yêu cầu làm đất và chăm sóc cho cây mạ khoẻ thường được áp dụng như sau:
- Ðất làm nền gieo mạ thường được chọn nơi thuận lợi cho việc chăm sóc, tưới tiêu và khu đất tốt và đồng đều.
- Ðất được cày - xới hay cuốc, bừa cho đất mềm nhão và san bằng, đánh luống (rộng 1-1,5 m).
- Hạt giống được ngâm-ủ nẩy mầm (nứt nanh) và được gieo - rải đều trên mặt luống. Mật độ gieo tối đa 1kg giống/ 20m2 (cho cấp giống siêu nguyên chủng); và 1kg giống/ 15m2 (cho cấp giống nguyên chủng và xác nhận). Gieo xong, vào thời tiết vụ hè thu nắng nóng cần che tấm lưới đen lại tránh ánh nắng trực tiếp chiếu xuống luống mạ làm mầm mạ bị cháy.
- Chăm sóc đến khi nhổ mạ cấy. Thường trong quá trình chăm sóc, nên tưới hoặc bón phân đạm (urea) 7-10 ngày sau khi gieo, liều lượng khoảng 20gr/m2, hay dùng phân 5kg Urea + 5kg DAP bón cho 1000 m2 mạ. Có thể bón lần 2 tùy theo độ phì của đất và mùa vụ. Cung cấp nước cho mạ sau khi gieo 3 ngày và giữ mức nước ngập thích hợp từng tuổi mạ (khoảng 2-3cm).
- Tuổi mạ lúc 12 ngày, cây mạ có khỏang 1-2 chồi ngạnh trê và nhổ cấy rất thích hợp.
3.2. Chuẩn bị làm đất gieo mạ sân
- Ðây là loại nương mạ được làm ngay trên sân nhà (sân đất hay sân gạch). Yêu cầu kỹ thuật cần để thực hiện như sau:
- Dùng bạc nylon hay lá chuối trãi lên mặt đất, dùng cây gổ hay gạch hoặc đấp đất xung quanh phần lô mạ.
- Rải lên bao nylon lớp đất nhuyển + tro trấu + phân hữu cơ hoai, và san cho bằng mặt, độ dầy lớp đất khảng 1-2cm.
- Gieo hạt giống khô (hạt giống nên lựa lấy những hạt no đủ và sạch bệnh). Mật độ gieo khá dầy 2-4m2/kg hạt giống (1 kg hạt giống sẽ cấy đủ cho 1000m2 đất ruộng).
- Chăm sóc: gieo xong dùng lưới nylon đen (lưới phơi lúa) phủ lên mặt luống mạ. Dùng thùng vòi sen tưới đủ ẩm, ngày 2-3 lần, tuỳ theo mùa mưa hay nắng. Phân urea cũng được tưới 20gr/m2 lúc 5-7 ngày sau khi nẩy mầm và có thể tưới phân thêm tuỳ theo sinh trưởng cây mạ.
- Cấy mạ lúc 12 ngày tuổi. Nhổ mạ-rửa đất và khi cấy tách từng cây mạ nhẹ tay tránh bị gảy mạ (vì rể mạ đan lẩn nhau và cây mạ nhỏ yếu chưa có chồi ngạnh trê).
-
Làm cách nào hạn chế tác hại của phèn trên cây lúa?
Phèn sắt (còn gọi là phèn nóng, đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại phèn này) tập trung ở những ruộng thấp trũng, úng chứa nhiều nguyên tố sắt,...
-
Sâu phao đục bẹ trên cây lúa và cách phòng trừ hiệu quả
Loài sâu này mới xuất hiện ở các tỉnh Nam bộ vào khoảng năm 2000, chúng xuất hiện ở cả hai vụ đông-xuân, hè-thu và ở cả những nơi có trồng vụ thu-đông
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô