Kiến
Đặc điểm của kiến
Kiến thuộc bộ Cánh màng, lớp sâu bọ. Đây là loài có tính xã hội, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con.
Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ, được gọi là kiến chúa. Kiến chúa cái chuyên đẻ trứng suốt đời.
Công việc của kiến thợ là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính),... Tất cả những con nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ.
Vòng đời của kiến
Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm axit formic và piperidine allacoids vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.
Thức ăn của kiến
Kiến ăn nhiều loại thức ăn. ột số ăn hạt giống, ăn động vật khác và có cả loài ăn nấm,... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt và mật của rệp. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng. Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.
Kiến ăn các chất mật do rệp tiết ra, đổi lại kiến làm tổ cho rệp và tha đi phát tán khắp nơi. Nhờ đó các tổ kiến tạo ra, rệp được bảo vệ khá chắc chắn, ít bị ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu thời tiết.
Triệu chứng gây hại
Có nhiều loài kiến sống kết hợp với rệp như Pheidole, Solenopsis và Camponotus do rệp sáp thường tiết ra chất thải hơi dính như mật ong.
Pheidole, Solenopsis và Camponotus
Các loài kiến sống kết hợp với rệp sáp
Mà rệp sáp hại dứa được xác định là môi giới truyền virus gây bệnh héo vàng - đỏ lá dứa (bệnh wilt) là bệnh virus, là nguyên nhân làm lây lan bệnh héo vàng - đỏ cây dứa (bệnh wilt) trên đồng ruộng. Kiến không gây hại trực tiếp trên dứa, nhưng mang rệp sáp phát tán khắp nơi làm bệnh lây lan.
Kiến phát tán rệp sáp
Biện pháp phòng trừ kiến hại
Nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt kiến. Có thể sử dụng Hàn the (borac, natri tetraborat, được xem là thuốc trừ sâu thiên nhiên) trộn với bơ đậu phộng hoặc mật ong, kiến sẽ mang thức ăn vào tổ cho cả đàn cùng ăn. Như vậy sẽ tiêu diệt cả đàn kiến.
Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Nếu thấ xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hạt rải ung quanh gốc để tiêu diệt.
Trường hợp khi mật độ kiến xuất hiện cao thì dùng bã diệt kiến bằng cách sử dụng cơm dừa và mỡ heo xào cho thơm, sau đó trộn thêm đường cát và một ít thuốc Fipronil (Regent 800 WG) hoặc thuốc diệt kiến chuyên dụng Alpha Cypermethrin (Fedonal 10SC),... Bã được cho vào túi vải nhỏ và treo vào cây có nhiều kiến. Khi treo cần tránh ánh nắng mặt trời và nước mưa ngấm vào bã. Hoặc có thể đặt bã trực tiếp (không bỏ vào túi vải) ở các vị trí đường đi của kiến.