Kali có mấy loại? Cách chọn đúng Kali cho từng loại cây trồng

Vai trò của Kali trong canh tác nông nghiệp?

Kali là một trong ba nguyên tố đa lượng thiết yếu (N – P – K), đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sinh trưởng, tổng hợp dinh dưỡng và tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng. Tuy nhiên, không phải loại Kali nào cũng dùng được cho mọi loại cây. Việc chọn sai loại Kali có thể gây sốc cây, cháy lá, hư rễ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Hiểu đúng – chọn đúng – bón đúng Kali là yếu tố bắt buộc để canh tác hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đạt năng suất tối đa.

Các loại Kali phổ biến hiện nay

1. Kali Clorua (KCl) –  Kali đỏ, muối ớt

Thành phần:

Kali (K): 60–62%

Clo (Cl): ~47%

Nhận biết:

Màu đỏ hoặc hồng nhạt, dạng hạt (miễng) hoặc bột (muối ớt).

Bao bì có ghi: KCl, MOP (Muriate of Potash), hoặc “Kali Clorua”.

Ưu điểm:

Giá rẻ, phổ biến, hiệu quả khi bón gốc.

Dễ phối hợp với NPK hoặc phân hữu cơ.

Hạn chế:

Chứa nhiều Clo – có thể gây hại cho cây trồng mẫn cảm.

Không được phun lá – dễ gây cháy.

Gây giảm pH đất nếu dùng lâu dài.

Chỉ dùng để gãi gốc, sau đó tưới đẫm nước để hòa tan hoàn toàn.

Phù hợp với:

Lúa, bắp, mía, dừa, cao su, cà phê, các loại cây không nhạy cảm với Clo.

Không dùng cho:

Cây có múi (cam, chanh, bưởi), sầu riêng, nho, bơ, thanh nhãn… đặc biệt là giai đoạn nuôi trái – dễ gây sượng cơm, rụng lá.

2. Kali Sunfat (K₂SO₄) –  Kali trắng

Thành phần:

Kali (K): 50–53%

Lưu huỳnh (S): 17–18%

Nhận biết:

Màu trắng ngà, dạng bột hoặc tinh thể.

Bao bì ghi: K₂SO₄, SOP (Sulphate of Potash), hoặc “Kali Sunfat”.

Ưu điểm:

Không chứa Clo – an toàn với rễ, không gây sốc cây.

Tăng độ ngọt trái, đẹp mã, phù hợp cây mẫn cảm.

Có thể phun lá hoặc tưới gốc.

Hạn chế:

Giá thành cao hơn 2–3 lần so với Kali Clorua.

Phù hợp với:

Cây ăn trái giá trị cao: sầu riêng, nho, cam, quýt, bưởi, chanh, thanh long…

Rau màu cao cấp, cây giống, đất chua – mặn.

3. Kali Nitrat (KNO₃) – Dạng kết hợp Kali với đạm Nitrat

Thành phần:

Kali (K): 44–46%

Nitrat (NO₃⁻): 13–14%

Nhận biết:

Dạng hạt hoặc bột trắng, tan nhanh trong nước.

Bao bì ghi: KNO₃, NOP (Nitrate of Potash), hoặc “Kali Nitrat”.

Ưu điểm:

Vừa bổ sung Kali vừa cung cấp đạm dễ hấp thu.

Dùng phun lá cực kỳ hiệu quả để:

Phá miên trạng (kích mắt cua, đọt ngủ).

Nuôi trái, làm đồng đều kích thước, tăng mã đẹp.

Chặn đọt khi cần điều tiết sinh trưởng.

Hạn chế:

Giá thành cao, không dùng đại trà để bón gốc.

Phù hợp với:

Sầu riêng, xoài, cây có múi, cây ăn trái giai đoạn phân hóa mầm – ra hoa – phát triển trái.

Kinh nghiệm chọn Kali theo tình huống thực tế

Đất trung tính, cây phổ thông (lúa, bắp, mía, cà phê, cao su)→ Dùng Kali Clorua.

Đất chua, đất mặn hoặc cây nhạy cảm với Clo (sầu riêng, bơ, cam quýt, nho)→ Ưu tiên Kali Sunfat.

Giai đoạn cần phun lá, phá miên trạng, chặn đọt, nuôi trái non→ Dùng Kali Nitrat (liều thấp, phun sớm).

 Kết luận

Việc chọn đúng loại Kali không chỉ giúp cây phát triển tối ưu mà còn bảo vệ bộ rễ, cải thiện chất lượng nông sản và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status