GS. Nguyễn Lân Hùng - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa nói về bệnh trên cây Hồ tiêu
1. Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu chủ yếu liên quan đến nấm Phytophthora palmivora, đây là loại nấm thủy sinh, nó phát triển rất mạnh trong môi trường ẩm, nó di chuyển rất nhanh nên khi mưa xuống nấm phát triển rất mạnh. Sở dĩ cây hồ tiêu chết nhanh vì sao? vì nấm tấn công ngay vào bộ rễ hồ tiêu, nó cắt đứt toàn bộ đường vận chuyển dinh dưỡng từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, cộng thêm xuất hiện tuyến trùng, xuất hiện những nấm gây thối rễ như Pythium sp. và nấm Fusarium sp. nên cây hồ tiêu chết rất nhanh.
2. Bệnh vàng lá trên cây hồ tiêu
Bệnh vàng lá trên cây hồ tiêu do rất nhiều nguyên nhân:
- pH đất thấp (đất chua) gây vàng lá hồ tiêu, cà phê: nguyên nhân cũng rất phổ biến, do bà con nông dân lạm dụng phân hóa học nên độ pH tụt xuống rất thấp, trên các vùng đất trồng tiêu hoặc cà phê đa phần đất bị chua, pH thấp làm bộ rễ bị tổn thương, toàn bộ lông hút của bộ rễ bị rụng hết và vàng rễ, nếu bới đất ra mà rễ tiêu bị vàng và không có rễ tơ thì chắc chắn do pH đất thấp.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra độ pH đất (bằng máy đo pH đất), bón vôi hoặc bột Dolomit để nâng pH đất, bổ sung phân bón có nguồn gốc hữu cơ.
Liều lượng vôi có thể được bón theo nguyên tắc sau:
- Đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt nhiều):
+ pH = 3,5 - 4,5 bón từ 1,5 - 2 tấn vôi/1 ha (150 - 200 kg/1.000 m2).
+ pH = 4,6 - 5,5 bón 750kg - 1 tấn vôi/1 ha (75 - 100 kg/1.000 m2).
+ pH = 5,5 - 6,5 bón 300 - 500kg vôi/1 ha (30 - 50kg/1.000 m2).
- Đất có tỷ lệ cát cao:
+ pH = 3,5 - 4,5 bón 750kg - 1 tấn vôi/1 ha (75 - 100 kg/1.000 m2).
+ pH = 4,6 - 5,5 bón 300 - 500kg vôi/1 ha (30 - 50 kg/1.000 m2).
+ pH = 5,5 - 6,5 bón 200 – 250kg tấn vôi/1 ha (20 - 25kg/1.000 m2).
- Tuyến trùng, nấm hại rễ gây vàng lá hồ tiêu, cà phê: Tuyến trùng là một loại giun tròn rất nhỏ (chỉ quan sát được trên kính hiển vi), nếu đưa rễ bị bệnh do tuyến trùng quan sát trên kính hiển vi chúng ta có thể giật mình vì rất nhiều (hằng trăm con) tuyến trùng bám trên rễ cây, nó làm cắt đứt các đường dẫn dinh dưỡng của cây trồng, tuyến trùng rất khó diệt, phun thuốc rất khó chết. Đặc biệt là những cây trồng có bộ rễ trong môi trường nước (ẩm cao).
Bệnh tuyến trùng hại rễ (nguồn: GAA Group)
Biện pháp hạn chế tuyến trùng và nấm hại rễ: Khi đào hố trồng cà phê và hồ tiêu, trước khi trồng chúng ta cần phải làm vệ sinh hố trồng bằng cách rắc vôi và bột Dolomite để loại trừ ngay tuyến trùng trong đất.
Đặc biệt để tránh lây lan tuyến trùng và các loại nấm hại hồ tiêu và cà phê thì trong việc thiết kế vườn trồng tiêu và cà phê chúng ta không nên thiết kế theo kiểu tưới tràn mà nên thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt để hạn chế ẩm độ quá cao trong đất cao phù hợp tuyến trùng, nấm hại rễ sinh sôi, phát triển và lây lan. Trong môi trường có độ ẩm vừa phải, tuyến trùng sẽ nấm sẽ tự triệt tiêu do không có thức ăn và môi trường sinh sống.
- Phân rởm phân giả cũng gây vàng lá
- Hồ tiêu bị úng nước cũng gây vàng lá
Một số triệu chứng rõ nét để xác định bệnh trên cây hồ tiêu
+ Nếu vàng lá + tháo đốt thì chắc chắn cây hồ tiêu bị nấm Phytopthora sp.
+ Nếu vàng lá + khô lá + tháo đốt thì chắc chắn cây bị bệnh chết nhanh.
Nên tập trung chữa trị ngay, lời khuyên cho bà con nông dân là nên dùng phân hữu hoặc chế phẩm từ hữu cơ dù cho bón rễ hay bón lá. Chế phẩm hữu cơ và chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh và chết chậm.
+ Khi cây tiêu mà lá và ngọn xoăn lại nhỏ và có đốm trắng thì chắc chắc cây hồ tiêu bị bệnh tiêu điên, nếu bón phân hoặc phun phân bón lá thì cây tiêu cũng không hết bệnh. Khi tiêu bị bệnh tiêu điên hoa tiêu không hoặc ra chỉ rải rác.
Triệu chứng cây tiêu bị bệnh tiêu điên
Xem nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh tiêu điên tại bài Bệnh tiêu điên
+ Cũng có trường hợp cây tiêu lá bị trắng ở trên ngọn, đây không phải là bị bệnh tiêu điên vì không có nguồn gốc từ virus, cây hồ tiêu bị bệnh như thế này là do bón phân không cân đối và cây tiêu bị thiếu Magie, thiếu kẽm cũng dẫn đến tiêu bị trắng lá nhưng để phân biệt với bệnh tiêu điên là lá tiêu vẫn to vì cây tiêu vẫn hút được dinh dưỡng đạm và các dinh dưỡng khác, cây tiêu chỉ thiếu 2 loại vi lượng đó là Magie và kẽm.
Biện pháp khắc phục hiện tượng cây hồ tiêu bị thiếu Magie và kẽm: Dùng các chế phẩm phân bón gốc hoặc phân bón lá có hàm lượng Magie và kẽm dạng chelate để bón hoặc phun cho cây trồng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nội dung bài viết được trích tham khảo từ Video: https://www.youtube.com/watch?v=lqyMFBWIn-Y - GS. Nguyễn Lân Hùng - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa nói về cây Hồ tiêu.
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu
Trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu, hiểu được loại phân, lượng phân và cách bón phân cho hồ tiêu...
-
Công thức phối trộn phân trung lượng VÔI - LÂN - CANXI
Lựa chọn nguyên liệu sản xuất, cách tính công thức, giá thành nguyên liệu, hiệu quả của phân trung lượng VÔI LÂN CANXI và lượng bón cho các loại cây trồng...
-
Đâu là nguyên nhân khiến hồ tiêu Tây Nguyên chết như 'ngả rạ'?
Hàng ngàn ha hồ tiêu ở Tây Nguyên đang bị bệnh, dẫn đến bị chết, nguyên nhân không khó nhận diện: Đó là chính những chủ vườn đang vô tình "đầu độc" vườn tiêu của chính mình...
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô
- Kỹ thuật chăm sóc cà phê mùa khô: phục hồi, bổ sung dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng
- Kỹ thuật nhân giống cây keo lai và chăm sóc rừng keo lai giâm hom
- Cách trồng và chăm sóc hoa ly nở đẹp đúng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cây Trúc Phật Bà: Ý nghĩa phong thủy, vị trí trồng và cách chăm sóc
- Kỹ thuật chăm sóc cây Mận Hậu Mộc Châu từ A-Z: Giúp ra hoa, đậu quả đạt hiệu quả cao