Đặc điểm cây hoa trà và kỹ thuật nhân giống cây hoa trà truyền thống

Cây trồng liên quan: Cây hoa trà

Hiện nay, còn rất nhiều người đang còn thắc mắc đến loài hoa trà là cây như thế nào? Loài hoa trà có điều gì đặc biệt? Trồng hoa trà có điều gì đặc biệt?... Có rất nhiều điều đặc biệt về cây hoa trà mà bạn thắc mắc. Bài viết hôm nay chúng tôi chia sẻ với bạn đọc về cây hoa trà và cách chăm sóc cây hoa trà truyền thống nở hoa đúng dịp tết.

Cây hoa trà truyền thống nở hoa rộ đón tết rất đẹp

Cây hoa trà truyền thống nở hoa rộ đón tết rất đẹp

1. Đặc điểm cây hoa trà

- Cây hoa trà có tên khoa học là Camillia, có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và tập chung chủ yếu ở khu vực các nước Châu Á, khu vực có khí hậu mát và cận nhiệt đới như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Cây hoa trà là loại cây thân gỗ, cây mọc thành bụi cao khoảng 1-3m. Hoa trà mỗi năm ra hoa 1 lần thường vào thời điểm giáp tết và hoa có thể nở 2-3 tháng.

- Ngày nay, vì vẻ đẹp đặc sắc mà hoa trà được nghiên cứu nhân giống và trồng tại nhiều nơi trên thế giới.

- Để cây có thể trồng được giống trà truyền thống, bạn cần lưu ý những công việc sau:

+ Phân loại các giống hoa trà truyền thống

Cytokinin DA6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng)

Xem thêm - Cytokinin DA6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng)

+ Điều kiện ngoại cảnh

+ Cách nhân giống hoa trà

+ Kỹ thuật trồng cây hoa trà truyền thống

+ Một số gợi ý để cây trà ra hoa vào dịp tết

2. Phân loại các giống hoa trà truyền thống

2.1. Các giống hoa trà truyền thống

- Hoa trà gợi nhớ cho người chơi nét gì đó bình dị, quyến rũ, mang đậm nét hoài cổ. Tuy nhiên, như thế nào là một cây hoa trà đẹp không phải ai cũng biết.

- Mỗi cây hoa trà mang một vẻ đẹp riêng, nét đặc sắc riêng của dáng cây, của hoa, lá khác nhau.

- Việt Nam là một những quốc gia đa dạng về chủng loại các giống hoa trà, tên của hoa trà thường được gọi theo màu sắc của hoa và có 4 loại khá được ưa chuộng để chơi tết.

+ Hoa trà màu trắng hay còn gọi là bạch trà

Cây hoa trà bạch truyền thống trông rất sinh động đẹp mắt

Cây hoa trà bạch truyền thống trông rất sinh động đẹp mắt

+ Hoa trà màu hồng phấn hay còn gọi là hồng trà

Cây hồng trà truyền thống các cánh xếp đều nhau rất đẹp

Cây hồng trà truyền thống các cánh xếp đều nhau rất đẹp

+ Hoa trà màu đỏ cam hay còn gọi là trà lựu, hoa nở nhiều trong thời gian dài. Cánh hơi xoăn màu đỏ rực, đặc biệt quý hiểm được trồng phổ biến ở các vùng lạnh.

Cây trà đỏ hay còn gọi là trà thâm hồng bát diện có lá hơi cong

Cây trà đỏ hay còn gọi là trà thâm hồng bát diện có lá hơi cong

+ Hoa trà màu hồng đậm còn được gọi là trà đỏ, trà thâm hồng bát diện

- Đa phần các cây hoa trà mọi người chơi tết hiện nay, chủ yếu là các giống trà lai, giá thành rẻ, dễ chăm sóc. Thế nhưng những người yêu những vẻ đẹp cổ xưa sẽ không thể bỏ qua được vẻ đẹp của những bông hoa truyền thống.

Xem thêm: Đặc điểm thực vật học cây hoa trà

2.2. Vậy hoa trà truyền thống và hoa trà nhập ngoại có gì khác nhau?

- Để phân biệt được trà truyền thống trước tiên bạn nhìn cánh hoa, các loại giống hoa truyền thống có cánh dày, cong cánh ra ngoài, các cánh hoa tách riêng biệt với nhau không dính lại với nhau, nhìn bông hòa rất đều và sinh động.

- Một số giống hoa ngoại nhập về các cánh hoa xếp rất chặt chẻ, xếp các cánh rất rối, không đều cánh và các bông xếp rất giống nhau. Nhìn vào cây hoa trà rất tỉnh lặng.

- Cây trà hồng so với cây trà bạch không quá khác biệt, rất rõ ràng và sắc hồng rất đằm thắm. Cũng giống với các giống trà khác trà đỏ, có rất nhiều cánh hay còn gọi là cánh kép, các nhụy của hoa quay ra theo nhiều hướng, không đồng tâm.

- Các cánh hoa trà đỏ, xếp rất đều cánh, nhìn vào không có sức hấp dẫn giống như bông trà Việt Nam được. Hoa trà ngoại có nhiều màu sắc đa dạng hơn so với trà Việt Nam.

2.3. Phân biệt các loại trà truyền thống

- Trà Việt Nam rất ít giống hoa, tuy nhiên nếu không biết cách phân biệt rất dễ bị nhẫm lẫn giữa các giống với nhau, bởi nhìn qua cây của chúng rất giống nhau.

- Giống trà bạch: Có lá nhọn, dài lá, lá nhỏ, viền răng cưa sắc nhọn

- Giống trà hồng: Lá tròn, phẳng, xanh bóng lá, min, các mép răng cưa thưa không sắc, nhị dài.

- Giống trà thâm hồng bát diện: Lá hơi xoăn như vỏ quế, béo tròn, mép răng cưa dày hơn không sắc, lá nhỏ. Hoa kép, nhị thoái hóa không có tâm

- Dựa vào các hình mẫu lá để chọn ra những giống trà và phân biệt các giống trà truyền thống chuẩn nhất.

3. Điều kiện ngoại cảnh của cây hoa trà

- Hoa trà ưa nửa sáng, nửa bóng, khí hậu ấm và ẩm, trước mùa hoa chỉ cần nhiệt độ trên 5 độ C là hoa có thể nở, thời gian ra hoa nhiệt độ 10 độ C là hoa nở.

- Hoa trà có thể chịu rét tốt, cây trà có thể trồng trên nhiều loại đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước tốt, đất chua, có độ pH từ 4,5-5,5 là thích hợp nhất.

Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

Xem thêm - Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

- Cây hoa trà phát triển tốt ở nhiệt độ từ 10-30 độ C, cây không thể chịu được nắng trực tiếp chiếu vào cây. Chính vì vậy, khi trồng trà cần làm dàn lưới, phơi nứa hoặc mành màng để tạo bóng râm. Nhà chơi 1 vài chậu thì nên đặt chậu nơi có bóng mát cả ngày, nhất là trưa và chiều.

- Nên đặt tránh nơi cớm các cây to hoặc sát các bức tường xây mùa hè vì dễ bị nóng.

- Cây hoa trà cần độ ẩm cao từ 50-70%, vào những ngày nắng nóng người trồng cần phun đẫm nước cho cây vào buổi sáng.

4. Cách nhân giống hoa trà truyền thống

- Hiện nay để nhân giống cây hoa trà, người trồng có thể sử dụng một trong ba phương pháp chính là chiết cành, ghép cành, giâm hom. Tùy vào từng mục đích làm cây giống đại trà hay nhân giống để chơi hoa, các nhà vườn có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng.

- Bài viết này, chúng tôi hướng dẫn bạn đọc phương pháp giâm hom, một phương pháp dễ dàng thực hiện và cây phát triển khỏe mạnh. Thay vì cắt tỉa bỏ những cành không quan trọng thì bạn có thể tận dụng làm hom giống.

- Chọn cành giâm hom: chọn những cành chưa nảy mầm, cành bánh tẻ sẽ giúp cây đẹp về thẩm mỹ hơn và giúp cành có thể phát triển khỏe mạnh khi giâm hom. Sử dụng kéo cắt cành sắc, bén cắt cành trừ khoảng 2 mắt lá và 1 búp trà.

- Lưu ý:

+ Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại

+ Chọn cành không mang hoa và nụ

+ Cắt cành bánh tẻ (một phần hóa gỗ) để làm hom giống.

- Mỗi hom giống có chiều dài từ 5-7cm, tối thiểu có 2-3 mắt. Sau khi có được các chân cần tỉa bớt lá và các chồi non trên cành.

Chọn giống hom cây hoa trà truyền thống đạt chuẩn

Chọn giống hom cây hoa trà truyền thống đạt chuẩn

- Khi giâm hom cây hoa trà cần đảm bảo nhiệt độ từ 20-30 độ C, thời tiết khô ráo, ít mưa dầm, mưa phùn. Độ ẩm ngoài trời đạt 70-80% là tốt nhất giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh hại tấn công cành giâm.

- Đất giâm hom: trộn ½ cát đen + ½ cát vàng trộn đều cát lại với nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng cát phải là cát sạch, độ thông thoáng cao, cát mát, thoát nước tốt, giúp nấm bệnh không thể tấn công.

- Cây trà là loại cây rất khó tính, nên đất làm hom giống tốt nhất là cát sông đãi vỏ sò và tạp chất, mang phơi khô như vậy mới giúp sạch bệnh.

- Khi giâm hom cần chú ý, nếu nhiệt độ xuống dưới 20 độ C rễ cây rất khó phát triển. Do đó hom cắt xong cần nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ từ 1-2 giờ rồi mới mang giâm.

- Khoảng cách giâm hom từ 3-5 cm/hom để tránh các rễ ăn lẫn với nhau, gây tổn thương rễ.

- Nên làm giàn che cho vườn, ánh sáng nên để 70-80%, nhiệt độ tốt nhất để hom ra rễ là 25-35 độ C.

- Hom sau khi giâm cần tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm cho cành hom. Sau đó có thể tưới nước bằng hệ thống phun sương để giữ ẩm, tưới nước cho cây ngày 1-2 lần.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa trà nở đúng dịp tết

Trên đây là cách hướng dẫn bạn nhận biết cây hoa trà truyền thống và kỹ thuật nhân giống cây hoa trà. Chúc bạn đọc có được những cây trà đẹp mắt!

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status