Công dụng của cây tía tô “thần dược” của sức khỏe
Tía tô là loại cây thân thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Nhưng nếu bạn để cây tía tô là loại rau bình thường, rau sống ăn kèm với các món ăn, hay bỏ phí thì bạn đang lãng phí một loại rau được mệnh danh là thần dược.
Tía tô là một loại rau rất rẻ tiền, dân giã có trong vườn nhà, nhưng lại là vị thuốc rất quan trọng trong Đông Y. Tía tô còn được coi là vì thuốc cứu người khỏi tử thần được thần y Hoa Đà phát hiện ra, với công dụng sức khỏe rất tuyệt vời mà đến hôm nay vẫn rất người biết đến. Đặc biệt tía tô cực kì tốt nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng sẽ chia sẻ với các bạn về công dụng của loại thần dược này như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? Mời bạn đọc tham khảo:
1. Đặc điểm cây tía tô
1.1. Đặc điểm thực vật học cây lá tía tô
- Tía tô có tên khoa học Perilla fructescens, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Các bộ phận được gọi với cái tên như sau: tô diệp (lá), tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) hoặc các tên gọi khác é tia, xích tô,…
- Cây tía tô là loại cây thân thảo, rễ củ trắng, cây có chiều cao trung bình từ 0,5-1m, trên thân có các lông mềm, cây thẳng đứng.
Đặc điểm thân cây tía tô
- Lá cây tía tô có hình quả trứng, trên mặt lá có các lông tơ bao phủ, mọc cân xứng với nhau, các mép lá có răng cưa. Lá cây tía tô có màu tím hoặc màu xanh tím.
- Hoa tía tô có màu tím nhạt hoặc trắng mọc thành chùm ở kẽ cuống. Quả hình cầu, màu nâu, đường kính 1mm. Sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Đặc điểm hoa cây tía tô
1.2. Phân bố của cây lá tía tô
- Cây tía tô được mọc hoang và được trồng nhiều ở các nước Châu Á. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ trải dài sang Đông Nam Á. Ở nước ta có cây tía tô được mọc ở khắp nơi, có một số vùng miền trồng nhiều như các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
1.3. Bộ phận thu hái và chế biến
- Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà sẽ có những thời điểm thu hoạch khác nhau. Nếu lấy lá thì hái sau khi gieo hạt 2 tháng. Chỉ nên hái lá gì sau đó 1 tháng thì tiếp tục hái. Còn thu hoạch hạt thì đợi đến khi cây già.
- Cành sau khi thu hoạch về sấy khô hoặc phơi trong bóng râm, không được phơi ở nhiệt độ cao sau đó rủ lấy hạt và bỏ tạp chất.
Xem thêm - Cytokinin DA6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng) |
1.4. Thành phần hóa học
- Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
- Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).
2. Tác dụng của cây tía tô đối với sức khỏe
2.1. Chữa đau bụng, ngộ độc, dị ứng do ăn hải sản
- Trong các món hải sản có tính hàn chính vì vậy cần sử dụng kèm theo các loại rau gia vị như lá tía tô có tính nóng làm giảm quá trình đầy hơi, đau bụng và đặc biệt là bị dị ứng với các món ăn hải sản hoặc bị ngộ độc một cách hiệu quả.
2.2. Hỗ trợ điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp
- Trong lá tía tô có chứa các thành phần hoạt chất ức chế hình thành axit uric, nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và bệnh gout. Tại Nhật Bản người ta có chứa 4 hoạt chất có tác dụng ức chế các enzyme, osanthan, oxytep quan trọng gây nên bệnh gout. Khi bệnh gout tái phát bạn có thể nhai một ít lá tía tô và nút ngay sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng.
- Ngoài ra, việc uống lá tía tô mỗi ngày sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh gout, đối với người chưa mắc bệnh giúp phòng ngừa bệnh rất tốt. Việc sử dụng lá tía tô mỗi ngày, sẽ làm giảm hiện tượng đau xương khớp, làm chậm quá trình phát triển của bệnh gout. Đối với những người chưa mắc các bệnh trên, sử dụng lá tía tô để phòng bệnh rất hiệu quả.
Lá tía tô giúp điều trị bệnh gout hiệu quả
- Uống nước lá tía tô, sắc lá tía tô rồi uống sẽ giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể, nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng nhanh hơn.
- Cách dùng: Lấy lá tía tô rửa sạch, đem đun nước uống hằng ngày, đắp lá tía tô, sử dụng cách này sẽ giúp tình trạng đau khớp giảm đi rất nhiều.
+ Dùng cành và lá tía tô giã nát rồi đắp vào chỗ sưng viêm tình trạng sẽ được cải thiện rõ dệt.
2.3. Nước lá tía tô hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
- Nhờ thành phần chất kháng viêm, kháng khuẩn nên lá tía tô rất tốt cho những người bị bệnh dạ dày. Uống nước lá tía tô sẽ giúp bạn giảm cơn đau, ợ chua, ợ nóng làm chậm quá trình viêm dạ dày.
- Bạn nên kết hợp lá tía tô với mật ong vừa dễ uống và mang lại hiệu quả tốt với bệnh dạ dày.
2.4. Uống nước lá tía tô chống lão hóa
- Trong thành phần nước lá tía tô có chứa nhiều các vitamin, các chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn, chân chim, cho bạn làn da tươi trẻ, khỏe mạnh.
2.5. Nước lá tía tô trị thâm, nám
- Việc bổ sung nước lá tía tô mỗi ngày, sẽ giúp bạn bổ sung các thành phần chát chống oxy hóa, ngăn ngừa các thành phần sắc tố melanin nguyên nhân gây nám, tàn nhang, các vết nám trên da, mụn nhọt. Vì vậy hãy uống lá tía tô mỗi ngày để loại bỏ sạch mụn, tàn nhang trên da.
2.6. Nước lá tía tô làm trắng da
- Trong thành phần lá tô có chứa các hoạt chất gyriseriu có tác dụng tẩy tế bào chết, cải thiện màu sắc da, đem lại màu da tươi trẻ, trắng đẹp một cách tự nhiên. Bên cạnh đó thành phần vitamin E có trong lá tía tô giúp tăng cường độ ẩm cho da, cho làn da mềm mịn hơn, qua đó bạn có thể thấy lá tía tô có tác dụng đối với da hiệu quả.
Lá tía tô giúp làm trắng da, cải thiện làn da tươi trẻ
- Nên uống nước lá tía tô với hàm lượng vừa phải hằng ngày để có làn da tốt nhất.
2.7. Nước lá tía tô giúp giảm cân, giảm mỡ
- Nước lá tía tô có chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin tăng cường chuyển hóa trao đổi chất, từ đó giúp đốt cháy mỡ thừa, đào thải các chất béo ra ngoài nhanh chóng. Vì vậy uống nước lá tía tô mỗi ngày giúp bạn có cơ thể săn chắc thon gọn.
2.8. Uống nước lá tía tô tốt cho bà bầu
- Ngoài các tác dụng trên, rất nhiều người thắc mắc việc uống nước lá tía tô có tác dụng gì đối với bà bầu. Nước lá tía tô giúp giảm sưng phù ở bà bầu, giúp chữa cảm lạnh, cho bà bầu làn da sáng mịn,… Bên cạnh đó, tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh cũng khiến nhiều ba mẹ bất ngờ như trị ho, trị rôm sảy, giảm sốt vào mùa hè rất tốt.
Lá tía tô có công dụng rất tốt cho bà bầu
3. Cách nấu và sử dụng lá tía tô làm đẹp da và tốt cho sức khỏe
- Lá tía tô ngâm với nước muối rồi rửa sạch, đun sôi 2-3 lit nước đã lọc sạch để chuẩn bị cho lá tía tô. Đậy kín nắp để hỗn hợp được sôi trong 2 phút rồi tắt bếp. Đợi đến khi nguội rồi cho vào bình, có thể cho thêm 3 lát chanh tươi vào bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi uống cả ngày.
- Bạn có thể uống nước lá tía tô thay nước lọc hằng ngày. Đặc biệt nên uống từ 1-2 ly nước trước bữa ăn chính, để ngăn ngừa sự hấp thu chất béo, làm giảm lượng thức ăn nạp vào, giúp giảm cân hiệu quả. Sử dụng uống nước lá tía tô kiên trì hằng ngày sẽ thấy được làn da và vóc dáng của bạn được cải thiện rõ dệt.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô
- Lá tía tô có nhiều công dụng, nhưng đối với trong số các trường hợp sau nên cẩn trọng sử dụng lá tía tô trong thời gian dài.
- Bà bầu không nên sử dụng lá tía tô trong thời gian liên tục, kéo dài trong thời gian thai kỳ với lượng lớn có ảnh hưởng tới thai nhi.
- Những người dễ bị cảm nóng, vã mồ hôi thì cần cẩn thận trong khi sử dụng.
- Những người có tiền sử dị ứng hay dị ứng với các thành phần trong lá tía tô không nên sử dụng.
- Bạn nên sử dụng với lượng vừa phải, đều đặn, chia đều ra sử dụng trong ngày, không nên uống quá nhiều trong một ngày có thể dẫn đến việc làm tăng huyết áp.
- Đồng thời hãy giải đáp với những người xung quanh lá tía tô nấu nước uống có tác dụng gì một cách khoa học, hợp lý, tránh thổi phồng công dụng của lá tía tô khiến nhiều người khác hiểu lầm.
-
Công dụng kinh ngạc của cây ớt ngọt (ớt chuông) đối với sức khỏe
Tác dụng của ớt chuông thể hiện rõ rệt trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
-
Công dụng của cây chuối hột không ngờ tới đối với sức khỏe
Chuối hột là loại thuốc Nam quý được sử dụng làm các vị thuốc trong chữa bệnh đau dạ dày, sỏi thân, phong thấp,...
-
Công dụng của hoa thiên lý ít người ngờ tới
Cây thiên lý là dạng cây thân leo, nó có giá trị về kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng rất cao. Cây ngoài làm thực phẩm mà còn có giá trị làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
-
Bán Auxin IAA 98% (3-Indole acetic acid) Chất kích thích ra rễ
Là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng ở phổ rộng, thúc đẩy sự phân chia tế bào và hình thành rễ nhánh, rễ, lá, dùng để tăng nhanh tốc độ giâm, chiết
-
Bán Ethephone 99% (Chất làm chín trái cây, rụng lá sinh lý)