Chuẩn bị phân bón lót cho cây bông vải
1. Chọn loại phân bón lót cho cây bông vải
Việc bón phân trước khi gieo Bông vải là rất cần thiết và là một tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt có hiệu quả đối với vùng đất xấu và cây trồng trước không phải là cây họ đậu.
Phân bón lót cho Bông vải nên sử dụng các loại phân sau:
Phân hữu cơ hoai mục: phân hữu cơ có tác dụng chậm nhưng lâu dài. Trong phân hữu cơ có nhiều mùn nên chất dinh dưỡng ít bị rửa trôi, tạo ra kết cấu tốt cho đất, làm cho các chế độ nhiệt, nước, không khí và dinh dưỡng trong đất được điều hòa. Việc bón lót phân hữu cơ giúp cho Bông vải có được nguồn dinh dưỡng kịp thời và lâu bền.
Có nhiều loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
Phân đổ ra ruộng chuẩn bị bón lót
Phân chuồng chưa ủ
Loại phân sử dụng phổ biến nhất trong bà con nông dân là phân chuồng như phân trâu, bò, lợn…
- Phân lân nung chảy: Bón lót phân lân nung chảy có tác dụng cung cấp lân kịp thời cho sự phát triển của bộ rễ Bông vải, đồng thời trong lân nung chảy có tính kiềm có tác dụng cải tạo pH đất cho ruộng bông rất tốt. Ngoài ra trong lân nung chảy còn có các nguyên tố đi kèm như canxi, magiê và nhiều nguyên tố vi lượng.
- Vôi: rất cần thiết trên những vùng đất trồng bông vải có độ pH <6. Bón vôi để cải tạo độ chua của đất, làm cho đất bớt chua phù hợp với yêu cầu của cây Bông vải.
Ngoài ra còn có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón lót.
Để có phân hữu cơ hoai mục dùng bón lót ta phải ủ phân.
2. Ủ phân hữu cơ bón lót cho cây bông vải
Phân hữu cơ là loại phân quý, bón lót cho bông có tác dụng rất tốt, tăng cường dinh dưỡng, lượng mùn và vi sinh vật có lợi cho đất, làm xốp đất.
Khi phân giải phân hữu cơ sẽ tạo ra CO2, rất có lợi cho quá trình quang hợp của cây Bông vải để tạo năng suất.
Để có phân hữu cơ hoai mục bón cho Bông vải ta phải ủ từ phân hữu cơ tươi. Tùy vào loại phân ta có cách ủ khác nhau.
Đối với phân chuồng ta chọn một trong các cách ủ sau:
- Kỹ thuật ủ nổi: Ủ phân chuồng, tốt nhất là ủ kết hợp với một trong các loại phân, sản phẩm vi sinh sau: Super lân Lâm Thao tỷ lệ 5%; phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2tạ phân chuồng), chế phẩm Penac PR (5-10gói/tấn phân) hoặc Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân). Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để đổ nước dải, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), che mưa cho đống phân ủ bằng nilon hay xác hữu cơ. Sau 40-50 ngày vụ hè hoặc 50-60 ngày vụ đông thì đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.
Phân chuồng ủ hoai
-
Kỹ thuật ủ chìm: Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi. Tiến hành ủ phân chuồng, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên.
Chất lượng phân ủ đạt yêu cầu, phân tơi xốp, có màu nâu đen không còn mùi hôi.
Kỹ thuật ủ phân xanh: Cần có phân men là phân chuồng tươi (tỷ lệ 15-20%) + một trong các loại phân, chế phẩm vi sinh: Phân vi sinh Sông Danh tỷ lệ 3-5%, chế phẩm EM, Penac PR hoặc Bio-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân). Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30-40cm, nên phơi héo để giảm thể tích, chất thành từng lớp dày 0,5-0,6m rắc một lớp phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt. Sau đó trát kín toàn bộ đống phân bằng một lớp bùn nhão, có để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ khoảng 15-20 ngày lại tưới bổ sung nước để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại. Khoảng 35-40 ngày sau ủ ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 25-30 ngày nữa là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được.
Các loại cây sau đây có thể dùng làm phân xanh để ủ rất tốt:
Cây cỏ Stylo Cây Chè đại
Cây Keo dậu
Cây Cúc quỳ
Cây Cộng sản
Bèo hoa dâu
Ngoài ra có thể dùng các loại phế phẩm nông nghiệp để ủ tạo thành phân hữu cơ bón cho Bông vải như vỏ trấu cà phê, rơm rạ…
3. Bảo quản phân trước khi bón lót cho cây bông vải
Sau khi ủ phân xong mà chưa sử dụng thì cần bảo quản phân cho tốt để không làm giảm chất lượng phân. Khi bảo quản cần chú ý các yêu cầu sau:
- Để phân thành đống lớn
- Đậy kín đống phân, không cho nắng hoặc mưa trực tiếp lên đống phân
- Không để nước chảy tràn qua đống phân.
Khi phân được đưa ra ruộng như chưa bón vào đất cũng cần phải che đậy cẩn thận và trách nơi tạo dòng chảy để đảm bảo chất lượng phân.
Ủ phân và bảo quản ngoài đồng
Bảo quản phân
4. Tính toán lượng phân bón lót cho cây bông vải
Trước khi trồng Bông vải, nếu có điều kiện đầu tư hoặc trên vùng đất xấu thì ta nên sử dụng quy trình bót lót sau cho 1 ha trồng Bông vải:
- Phân hữu cơ : 6 - 8 tấn.
- 300 kg Lân nung chảy (hoặc Super lân)
- 100kg Đạm sunfat (SA)
- 25 kg Kali clrua
Trong trường hợp đất có độ pH thấp nên bón thêm 300 -400kg vôi bột Nếu điều kiện đầu tư kém thì bón lót theo quy trình sau cho 1 ha Bông vải:
- 300 kg Lân nung chảy (hoặc Super lân) và 100kg Đạm sunfat (Đạm SA)
-
Đặc điểm của phân lân nung chảy và cơ sở khoa học sử dụng hiệu quả ở Việt Nam
Phân lân là một trong ba loại phân bón đa lượng chủ yếu cho cây trồng. Nước ta lại có nguồn quặng apatít dồn dào để sản xuất phân lân nung chảy (FMP)...
-
Tác dụng của các chất hữu cơ và Axit humic trong phân bón đối với các loại đất
Trong đất ít mùn, chất hữu cơ có chứa Axit humic phủ lên các hạt cát, làm tăng khả năng trao đổi cation (CEC)...
-
Tìm hiểu về phân chuồng (phân gia súc)
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất...
-
Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ – vi sinh từ bã cà phê
Sản phẩm đầu ra giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên, sản phẩm phải bổ sung thêm phân hóa học NPK (20:15:20) để phân đáp ứng Tiêu chuẩn ngành...
-
Tầm quan trọng của phân đạm SA đối với cây trồng
Đạm SA có chứa 20 - 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 23-24% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm...
-
Quy trình công nghệ làm phân ủ
Dưới đây trình bày về quy trình ủ phân Compost, quy trình này đang được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Simacai - Lào Cai mà còn được áp dụng ở nhiều nơi khác...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà