Kỹ thuật chuẩn bị cây dứa (thơm) con để trồng

Cây trồng liên quan: Cây dứa (thơm)

Qua bài viết này, bạn đọc sẽ chọn được cây dứa (thơm) giống có tiêu chuẩn tốt, biết được cách chuẩn bị cây giống và xử lý giống trước khi trồng. Xác định được thời điểm trồng, chuẩn bị đủ số cây giống đạt tiêu chuẩn để trồng và xử lý cây giống đủ kỹ thuật.

1. Tiêu chuẩn cây dứa  (thơm) giống tốt.

- Dứa giống phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

- Giống dứa tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.

- Trong trường hợp giống dứa không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống nếu có).

- Chọn chồi giống từ những cây mẹ tốt không sâu bệnh (nhất là bệnh héo khô đầu lá). Cây mẹ cho trái dạng trụ, trái có một chồi ngọn thẳng, ít chồi cuống (< 3 chồi). Dùng chồi ngọn và chồi nách để nhân giống. Ngày nay có thể để giống bằng cách cấy mô nhưng công nghệ này chưa được phổ biến rộng rãi. Chồi đem trồng phải mập khỏe, xanh đậm, phiến lá rộng, dày, không sâu bệnh, chiều dài chồi không ngắn hơn 2cm, vì sau khi trồng dễ bị đất văng vào nõn cây con gây thối.

Tiêu chuẩn các loại chồi dứa

- Chồi nách

Chồi nách

Chối nách

+ Trọng lượng: 250-350 gram.

+ Chiều dài: 35-40cm.

- Chồi cuống

Chồi cuống

Chồi cuống

+ Trọng lượng: 180-250 gram.

+ Chiều dài: 20-25cm.

- Chồi ngọn

Chồi ngọn

Chồi ngọn

+ Trọng lượng: 200-300 gram.

+ Chiều dài: 20-25cm.

2. Xác định thời điểm trồng dứa (thơm)

Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy, do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống, nên vẫn hình thành một số thời vụ nhất định.

Ở phía Bắc có thể trồng được tất cả các tháng trong năm, nhưng hạn chế trồng vào các tháng có nhiệt độ thấp, thường trồng vụ Xuân (tháng 3 - 4) và vụ Thu (tháng 8-9).

+ Trồng vụ Xuân cây sinh trưởng gặp thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi cho việc tích lũy dinh dưỡng để ra hoa sớm và cho quả to. Trồng vụ này nên trồng những chồi già và lớn, cuối năm có thể ra hoa thuận lợi. Nếu trồng chồi non và nhỏ, cây cũng ra hoa nhưng không đều và quả nhỏ.

+ Trồng vụ Thu thời gian đầu thuận lợi cho sinh trưởng, nhưng sau đó gặp mùa đông lạnh cây tạm ngừng sinh trưởng, một số chồi già có thể ra hoa nhưng quả nhỏ. Vì vậy trồng vụ này nên trồng chồi non để năm sau ra hoa tốt hơn. Trồng vụ Thu có thuận lợi là số lượng chồi giống thư ng nhiều hơn vụ Xuân.

Ở phía Nam trồng được quanh năm, tuy nhiên tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5) và cuối mùa mưa (tháng 10 - 11). Khi trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4 - 6, đến cuối năm cây lớn gặp thời tiết phù hợp, ngày ngắn, cây ra hoa thuận lợi và thu hoạch quả vào tháng 5 - 6 năm sau. Riêng miền Trung nên trồng vào 2 thời gian là tháng 4 - 5 vào tháng 10 - 11. Trồng các tháng 6 - 8 do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng nên cây sinh trưởng chậm, cần phải chăm bón kỹ hơn.

Thông thường sau khi ra quả thì các loại chồi con mới bắt đầu phát triển mạnh, chồi nách và chồi cuống sẽ tăng nhanh. Tùy theo mức độ sinh trưởng của chồi mạnh hay yếu ta có thể tách trồng vào các tháng 4-5-6.

Qua tổng kết kinh nghiệm của nhiều vùng, thấy trồng dứa vào tháng 8, tháng 9 là tốt nhất. Trồng thời gian này rất sẵn con giống, khi điều kiện khí hậu phù hợp hơn (ít nắng gắt, mưa rào) cây mau bén rễ, hồi sinh nhanh. Mặt khác, lúc này nhân lực cũng tương đối dồi dào vì mùa vụ cũng ít căng thẳng, do đó dễ dàng bố trí nhân lực hơn các thời gian khác.

Trong điều kiện chủ động con giống (các con giống này có thể được lấy từ chồi cuống, chồi ngọn hoặc nhân giống bằng thân trong vườn ươm), thì có thể bố trí một thời vụ trồng dứa vào tháng 3, tháng 4, lúc này cây cũng dễ sống và mau hồi sinh.

3. Xác định mật độ, khoảng cách trồng dứa (thơm)

Cây dứa (thơm) có bộ rễ phát triển yếu, trung bình rộng 5 - 9cm, ăn nông tầng đất mặt, tập trung trong phạm vi 10 - 13cm nơi tầng đất dày có thể sâu hơn 70 - 09cm). Vì vậy cho phép ta có thể trồng dứa (thơm) dày trên hàng mà không có sự cạnh tranh dinh dưỡng của nhau. Trồng dày còn có lợi là hạn chế được cỏ dại và nâng

cao được sản lượng, cho nên trồng dứa theo hàng kép trồng thành từng băng 2 hàng một) tốt hơn trồng dàn đều theo kiểu mắt sàng.

Trồng hàng kép có ưu điểm hơn trồng theo kiểu mắt sàng ở chỗ:

- Mật độ cao hơn, thông thường hàng kép mật độ có thể đạt được trên dưới

40.000 cây/ha. Trong khi đó trồng theo kiểu mắt sàng chỉ đạt. 13.000 - l5.000 cây/ha.

- Dễ chăm sóc, thu hoạch, thuận lợi cho việc cơ giới hóa các khâu (làm cỏ, bón phân, thu hoạch ...). Trồng theo kiểu mắt sàng không cơ giới được.

- Luân canh được thường xuyên: Đối với cây dứa (thơm), chu kỳ kinh tế của nó ngắn, chỉ trong vòng 3 - 4 năm là phải trồng lại. Đã có nhiều tổng kết thấy rằng, ruộng đứa năm thứ hai năng suất kém hơn năm đầu, càng về sau năm thứ ba, thứ tư năng suất càng giảm. Do đó, cần phải luân canh với lạc, đậu đỗ…

Do yêu cầu của cây dứa và chu kỳ kinh tế ngắn, ngày nay nhiều nước trồng dứa chỉ để thu hai vụ, thậm chí có những nước chỉ trồng thu hoạch một vụ như cây hàng năm. Trên những diện tích đó, người ta chủ trương tăng cao mật độ trên một đơn vị diện tích.

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sản lượng và số lượng chồi cuống thấy: Mật độ tăng, sản lượng dứa tăng nhưng trọng lượng quả và số chồi giảm.

Công thức tính số cây/ha như sau:

(2 x 10.000)/(a x (b+c))

Với: a là khoảng cách cây (m);

b là khoảng cách hàng (m);

c là khoảng cách giữa 2 hàng kép (m).

Hiện nay đang thịnh hành khuynh hướng trồng dày, thường trồng mật độ

50.000cây/ha để lấy quả to đóng hộp, trồng 60.000 - 70.000 cây/ha lấy quả trung bình xuất khẩu tươi.

Ở Việt Nam tuy chưa có nhiều thí nghiệm về mật độ trồng, nhưng bước đầu những thí nghiệm về mật độ khác nhau diện công nghiệp cho thấy: dứa có thể trồng dày trên 30.000 cây/ha, những công thức mật độ càng cao, năng suất cao hơn. Cụ thể, hình thành một số mật độ sau:

+ a = 30cm; b = 30cm; c = 120cm với số cây 44.444 cây

+ a = 30cm; b = 70cm; c = 2cm với số cây 33.333 cây

+ a = 25cm; b = 40cm; c = 9cm với số cây 61.538 cây

Để dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, dứa thường được trồng theo hàng kép. khoảng cách thích hợp nhất hiện nay là khoảng cách giữa cây cách cây (a) 25cm, giữa 2 hàng trên băng (b) là 40cm, giữa các băng (c) là 90cm, với cách trồng và khoảng cách này, mật độ khoảng 61.000 cây/ha.

Bố trí khoảng cách trồng (25cm x 40cm x 90cm)

Bố trí khoảng cách trồng (25cm x 40cm x 90cm)

Để tăng mật độ trên 65.000-70.000 cây/ha, trên một băng có thể trồng 3 hàng thậm chí 4 hàng, khoảng cách giữa các hàng cũng là 40cm. Tuy vậy do có 3 hàng nên việc làm cỏ khó khăn hơn và quả ở hàng giữa thường nhỏ hơn 2 hàng bên.

Khi trồng có màng phủ thường bố trí hàng kép, với hàng cách hàng 40cm, hàng cách mép luống/liếp 15cm hình.

Mô hình trồng dứa có màng phủ

Mô hình trồng dứa (thơm) có màng phủ

Khoảng cách trồng phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Thay đổi theo từng giống, mục đích trồng (ăn tươi, đóng hộp) mà có cách bố trí khoảng cách trồng khác nhau.

Dứa trồng theo hàng kép đôi

dứa trồng theo hàng kép đôi

Đối với giống Queen, khoảng cách trồng như sau: khoảng cách cây trên hàng 25 - 40cm, khoảng cách giữa hai hàng là 40 - 60cm, khoảng cách giữa hai hàng kép là 60 - 90cm.

Khoảng cách trồng dứa Queen

Khoảng cách trồng dứa (thơm) Queen

Đối với giống Cayenne khoảng cách trồng: Giữa cây trên hàng 40 - 60cm, giữa hai hàng 60 - 80cm, giữa hai hàng kép là 90 - 120cm. Có thể trồng thật dày và thâm canh cao trong một vụ rồi tiến hành trồng vụ mới. Biện pháp này hạn chế được bệnh héo khô đầu lá (bệnh héo khô đầu lá thường thấy ở vụ thứ hai trở đi).

Ở Đồng bằng sông Cửu Long trồng theo từng liếp nên thường không chia thành băng mà trồng khoảng cách cây đều nhau, khoảng 50 - 60cm, mật độ chỉ đạt 20.000 - 30.000 cây/ha.

Dứa trồng trên liếp ở đồng bằng sông Cửu Long

dứa trồng trên liếp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay, một số nơi đã trồng với khoảng cách dày hơn 40cm x 40cm, mật độ khoảng 50.000 cây/ha.

Mật độ là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất ruộng dứa. Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chăm sóc mà lựa chọn mật độ phù hợp. Mật độ thấp, hiệu suất sử dụng đất và ánh sáng của ruộng dứa chưa cao nên sẽ khó đạt được năng suất tối đa.

Trên thế giới, nhiều vùng thâm canh dứa hiện đang áp dụng mật độ trên 70.000 cây ha, năng suất đạt 80 - 120 tấn ha. Tuy nhiên, với mật độ cao như thế này, nếu áp dụng quy trình chăm sóc bón phân, tưới nước,...) không hợp lý sẽ cho kết quả ngược lại, quả dứa nhỏ, năng suất thấp.

4. Chuẩn bị cây giống để trồng dứa (thơm)

4.1 Chọn cây dứa (thơm) giống

4.1.1 Từ vườn ươm có sẵn

- Chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về chủng loại, kích cỡ, trọng lượng cho từng lô (theo tiêu chuẩn cây dứa giống).

- Giống dứa tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.

4.1.2 Từ cơ sở bán cây giống

Trong trường hợp giống dứa không tự sản xuất, phải đi mua từ cơ sở sản bán cây con, cần chọn cây con đủ tiêu chuẩn trồng, tốt nhất nên chọn từ cơ sở phải có hồ sơ ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân và thời giang cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống (nếu có).

Khi chọn từ cơ sở bán cây con cần lưu ý:

* Xác định lượng cây giống cần mua:

Lượng cây giống được xác định dựa trên mật độ khoảng cách trồng. Ví dụ: khoảng cách giữa 2 cây là 30cm (a), 2 hàng trên băng (b) là 40cm, giữa các băng (c) là 80cm, với cách trồng và khoảng cách này, mật độ khoảng 55.000 cây/ha.

- Tính số cây cần mua: Từ số lượng cây giống này tính ra số cây phải mua để trồng trên diện tích cần trồng.

Ví dụ: Diện tích cần trồng là 5.000m2 thì lượng cây phải mua là: 10.000m2 cần 55.000 cây, vậy 5.000m2 cần 27.500 cây.

- Tính số cây để dự phòng: Thông thường cần dự phòng 10% cây giống và tính như sau:

Lấy kết quả vừa tính được chia tiếp cho 10 sẽ được số cây để dự phòng 27.500:10 = 2.750) số cây dự phòng là 2.750 cây.

- Tính tổng số cây giống cần chuẩn bị: Cộng số cây cần trồng và số cây để dự phòng, chúng ta có được số cây giống cần chuẩn bị là: 27.500 + 2.750 = 30.250 cây.

* Chọn nơi bán cây giống

Trường hợp không tự nhân được cây giống để trồng thì phải đi mua. Khi mua, chúng ta chọn nơi bán cây giống có nguồn gốc rõ ràng đó là những nơi được phép nhân và kinh doanh cây giống, có khu cây giống riêng biệt. Các cơ sở nhân giống này có uy tín, chất lượng, gần vườn trồng, đường đi lại thuận tiện, giá cả phải chăng.

Vườn cây giống phải có nguồn gốc rõ ràng

Vườn cây giống phải có nguồn gốc rõ ràng

* Chọn vườn cây giống

Sau khi chọn được nơi bán cây giống có nguồn gốc rõ ràng, có uy tín, chất lượng, gần vườn trồng, đường đi lại thuận tiện, giá cả phải chăng, chúng ta cần chọn vườn cây giống đúng tiêu chuẩn, phát triển đều, không có cây cao, cây thấp, cây yếu, còi cọc và bị sâu bệnh hình, không nên chọn vườn cây giống không đều, khó chăm sóc hình.

Cây giống phát triển đều (A) và cây không đều (B)

Cây giống phát triển đều (A) và cây không đều (B)

* Thống nhất mua bán cây giống

- Trao đổi, ngã giá, cố định giá cả cây giống với chủ vườn;

- Thống nhất số lượng và chất lượng cây giống;

- Thỏa thuận thời gian và địa điểm giao nhận cây giống.

* Viết giao kèo mua cây giống:

Thực ra là viết hợp đồng hay bản thỏa thuận mua bán. Tuy nhiên trong điều kiện mua bán thông thường như thế này, chúng ta gọi là bản giao kèo cho đơn giản.

4.2 Xử lý cây giống trước khi trồng

Để phòng ngừa rệp sáp gây bệnh héo khô đầu lá, tuyến trùng hại rễ, bệnh thối nõn và thối gốc, chồi con cần được xử lí trước khi đem đi trồng, sẽ hạn chế sự phát sinh, phát triển, giảm chi phí quản lý rệp sáp và nấm bệnh trong canh tác.

4.2.1 Xác định phương pháp xử lý

- Xử lý chồi giống cho dứa chủ yếu áp dụng phương pháp nhúng gốc dứa vào dung dịch thuốc hóa học cần xử lý.

- Trong trường hợp nếu không có thuốc hóa học có thể dùng tro bếp để xử lý.

4.2.2 Chuẩn bị trước khi xử lý

- Chồi giống: Đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng cần trồng.

- Dụng cụ: Xô/chậu.

- Thuốc cần xử lý giống dứa:

+ Thuốc trị rệp sáp, tuyến trùng hại rễ:

Supracide 40EC

Thuốc Supracide 40EC

Thuốc Supracide

Hoạt chất Methidathion

Qui cách 100 ml, 500 ml

Độ độc Nhóm

Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp x c, vị độc, thấm sâu nhanh.

Công dụng: Thuốc đặc trị rệp sáp trên nhiều loại cây trồng, hiệu quả tiêu diệt cực mạnh. Ngoài ra, còn trừ rầy mềm và các loại côn trùng gây hại khác.

Hướng dẫn sử dụng: Pha dung dịch 0,2% và nhúng gốc dứa vào trong 15 phút.

+ Thuốc trị thối nõn, thối thân:

Ridomil Gold

Thuốc Ridomil Gold

Thuốc Ridomil Gold

Thành phần: Metalaxyl M 40g/kg, Mancozeb 640g kg, phụ gia và dung môi 320g/kg.

Công dụng:

Thuốc nội hấp cực mạnh, trị thối nõn hại dứa.

Hướng dẫn sử dụng: Pha với nồng độ 0,2% xử lý giống trong 15 phút.

Ngoài ra, có thể sử dụng Pyrinex, Basudin, Vomoca, Oncol,… để phòng trừ rệp và tuyến trùng hại rễ; thuốc bệnh Benlat... để phòng trừ thối nõn, thối thân...

4.2.3 Tiến hành xử lý.

- Bước 1: Phân loại theo kích thước chồi và phân thành 2 nhóm: nhóm có khối lượng chồi lớn và nhóm có khối lượng chồi nhỏ hơn.

Phân loại chồi lớn và chồi nhỏ

Phân loại chồi lớn và chồi nhỏ

- Bước 2: Chồi sau khi tách được bó thành từng bó 15 - 20 chồi bằng lạt mềm, được bảo quản trong điều kiện giâm mát.

Xếp chồi dứa để bó

Xếp chồi dứa (thơm) để bó

- Bước 3: Bóc bớt các lá khô phần gốc của chồi.

Bóc lá khô ở gốc chồi

Bóc lá khô ở gốc chồi

- Bước 4: Pha thuốc Supracide 40 EC nồng độ 0,2% và Ridomil Gold 60WC nồng độ 0,2%.

Pha thuốc chất xử lý

Pha thuốc chất xử lý

- Bước 5: Nhúng toàn bộ phần gốc chồi vào hỗn hợp dung dịch thuốc trên trong thời gian 10 – 15 phút, vớt ra để ráo nước rồi tiến hành trồng.

Nhúng chồi vào dung dịch xử lý

Nhúng chồi vào dung dịch xử lý

Hoặc sử dụng dung dịch Basudin (10%) với dầu khoáng  (5%) hoặc dung dịch nước rửa chén (10%), ngâm cây giống trong dung dịch trên trong vòng 10 – 15 phút và sau đó để chổng ngược ít nhất 15 phút. Sau đó đem đi trồng.

Với chồi giống được nhân giống bằng phương pháp giâm hom hoặc khử đỉnh sinh trưởng, cần cắt bỏ bớt phần rễ của chồi giống.

4.2.4 Bảo quản cây giống sau khi xử lý

Chồi giống được bảo quản trong điều kiện râm mát (dưới tán cây hoặc trong nhà trống), tránh đắp đống và phơi nắng vì như thế sẽ làm chồi dễ bị thối hỏng, trồng chậm hồi sinh, dễ chết.

4.2.5 Vận chuyển cây giống đến vườn trồng.

Cây giống cần được vận chuyển an toàn đến nơi trồng, tránh dập nát.

Vận chuyển cây giống đến vườn trồng

Vận chuyển cây giống đến vườn trồng

Nguồn: Giáo trình trồng cây dứa - Bộ NN&PTNT
DMCA.com Protection Status