Chăm sóc cây ngô (bắp) - Rút cờ, thụ phấn bổ khuyết cho ngô

Cây trồng liên quan: Cây ngô (cây bắp)

1. Ý nghĩa của việc rút cờ, thụ phấn bổ khuyết cho ngô (bắp)

Biện pháp rút cờ, thụ phấp giúp ngô đầy hạt, tăng năng suất: Đặc điểm nở hoa của cây ngô là hoa cái và hoa đực có thời gian tung cờ và phun râu không cùng thời gian. Thông thường hoa đực (bông cờ) thường tung phấn trước khi hoa cái (bắp ngô) phun râu vài ngày ngay cả khi điều kiện thời tiết thuận lợi, dinh dưỡng cây trồng đầy đủ. Nếu điều kiện thời tiết bất thuận (nhiệt độ cao, mưa nhiều…), dinh dưỡng kém và đặc biệt là thiếu nước thì thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu càng lớn. Do đó, những hoa cái phun râu sau thường không được thụ phấn đầy đủ do chất lượng phấn kém và số lượng hạt phấn ít nên những hạt ở cuối bắp không hình thành mà thắt đuôi chuột, hoặc bị khuyết hạt. Nếu cây ngô được thụ phấn bổ khuyết thì có thể khắc phục được hiện tượng khuyết hạt, đuôi chuột…góp phần làm tăng năng suất ngô từ 8 - 10%.

Tại sao cây ngô trồng bắp không có hạt? Cây ngô đến thời điểm trổ cờ tung phấn đa số có khả năng trổ cờ tung phấn bình thường. Tuy nhiên cũng có 1 tỷ lệ nhất định các cây ngô khả năng cho phấn kém, hoặc không có khả năng cho phấn nhất là trong điều kiện hình thành bông cờ mà gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận, khi trổ cờ cây bị nghẹn cờ, hoặc hạt phấn yếu. Trong những trường hợp đó có thể tiến hành rút cờ những cây xấu, yếu để chất dinh dưỡng tập trung nuôi hạt và hạt phấn yếu đi vào quá trình thụ phấn, thụ tinh góp phần làm tăng năng suất cây ngô rõ rệt đồng thời có thể hạn chế được sâu bệnh hại trên bông cờ. Trong thực tế sản xuất rút cờ có thể tăng năng suất từ 10 - 20%.

Tại sao bắp ngô không có hạt

Bắp ngô trồng không có hạt

2. Kỹ thuật rút cờ ngô

2.1. Thời điểm rút cờ cho ngô

Có thể tiến hành rút cờ trên cây ngô trước khi cây ngô bước vào quá trình tung phấn đối với những cây sinh trưởng kém, hoặc trổ cờ không thuận lợi. Sau khi cây đã thụ phấn, thụ tinh xong có thể rút cờ toàn bộ ruộng để chất dinh dưỡng tập trung vào nuôi hạt. Đặc điểm nhận biết được thời kỳ này là râu ngô từ trạng thái tươi, có mầu đỏ bắt đầu héo dần và chuyển sang mầu nâu.

Rút cờ ngô

Rút cờ ngô

2.2. Tính toán lượng cờ định rút cho ngô

Lượng hạt phấn của một cây bình thường có thể cung cấp đủ cho 5 bắp ngô, thực tế trên cây chỉ để 2 bắp vì vậy có thể rút cờ trước tung phấn khoảng 20 - 30% số cây cũng không ảnh hưởng tới lượng hạt phấn cung cấp cho bắp trong quá trình thụ phấn thụ tinh.

2.3. Kỹ thuật rút cờ ngô

Cách tiến hành: Khi cờ ngô bắt đầu nhú ra khỏi bẹ lá 5 đến 7 cm, cần rút cờ ở những cây sinh trưởng kém, sâu bệnh. Nếu là ruộng giống rút cờ ở những cây quá cao, quá thấp so với chiều cao trung bình của cả ruộng. Nên xen kẽ giữa các cây, các hàng. Số cây bị rút cờ không quá 30% tổng số cây và tránh không làm gãy lá.

3. Thụ phấn bổ xung cho ngô

3.1. Thời điểm thụ phấn cho ngô

Thời gian tiến hành thụ phấn bổ sung vào giai đoạn tung phấn rộ, thụ phấn vào lúc 8 đến 10 giờ sáng trong ngày khi có nắng nhẹ là tốt nhất. Thường thụ phấn bổ khuyết hai lần: lần thứ nhất khi bắp phun râu rộ, lần thứ hai sau lần thứ nhất 2 đến 3 ngày.

3.2. Các loại vật tư cần thiết để thực hiện thụ phấn bổ khuyết

Có thể dùng phễu làm bằng giấy dùng dây kéo để thu phấn.

3.3. Thực hành kỹ thuật thụ phấn bổ khuyết cho ngô

Cách làm: trên diện tích nhỏ ruộng sản xuất giống dùng phễu thu hạt phấn, trộn đều, phía dưới phễu bịt vải thưa sau đó rắc hạt phấn lên râu ngô non. Số lượng 1-2 lần.

Nếu diện tích trồng ngô nhỏ có thể tiến hành thụ phấn bổ khuyết theo 2 bước:

Bước 1: thu thập phấn mới hỗn hợp lại trộn đều; Cho vào phễu thụ phấn, phễu có thể làm bằng bìa cứng miệng rộng 20 - 25 cm, đáy 3 - 4 cm thủng bịt bằng vải thưa.

Bước 2: tiến hành thụ phấn.

Lắc nhẹ phễu để phấn rơi vào râu ngô, thụ phấn cho từng bắp có thể thụ phấn 1 đến 2 lần trên vụ.

Đối với diện tích trồng ngô lớn có thể dùng dây kéo hoặc gạt sào qua đầu bông cờ làm cho hạt phấn rơi xuống râu ngô. Tác dụng tăng số hạt trên bắp, giảm tỷ lệ mỏ quạ.

Thụ phấn bổ khuyết cho ngô

Thụ phấn bổ khuyết cho ngô

Nguồn: Giáo trình nghề trồng ngô - Bộ NN&PT NT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status