Cách ủ phân đậu nành và bổ sung cho cây trồng đơn giản
Như chúng ta đã biết, phân hóa học khi sử dụng trong 1 thời gian dài sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng. Trong đấy phân hữu cơ là phân được nhiều nhiều người biêt đến với đặc điểm an toàn cho cả cây trồng, nguoif sử dụng và mang lại hiệu quả khá cao. Phân đậu nành là loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên rất tốt cho đất, giúp đất tơi xốp thoáng khí, bổ sung thêm lượng đạm cho đất giúp cây luôn xanh mướt, tươi tốt.
Để ủ phân đậu nành có 2 cách đó chính là ủ đậu nành đã xay nhuyễn và cách thứ 2 đó chính là ủ nguyên hạt. Hai cách này đều đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao cho cây trồng khi sử dụng. Sau đây Camnangcaytrong.com sẽ chia sẻ cho bạn đọc cùng biết đến.
Sử dụng phân đậu tương giúp cải tạo đất, cây trồng phá triển xanh tốt
1. Nguyên liệu cần thiết để ủ phân đậu nành
Dù tiến hàng theo cách ủ phân đậu xay nhuyễn hay nguyên hạt thì cũng phải sử dụng các nguyên liệu như sau:
Đậu nành (đậu tương, đỗ tương) nên chọn đậu tương loại xấu nhất vì giảm được chi phi
- Xô đựng (thùng tròn): tùy vào lượng đậu nành khác nhau mà sử dụng xô khác nhau, ví dụ khi muốn ngâm 5kg đậu nành thì cần xô khoảng 25L, 10L dùng xô 60L.
- Nước: có thể sử dụng nước mưa, nước giếng tránh sử dụng nước bẩn, nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn để tiến hành ngâm ủ.
Đặc biệt khi sử dụng nước máy cần cho ra thau, xô để khoảng 3-4 ngày để bay bớt thuốc xử lý trong nước.
- Các loại chế phẩm: EMIC, EMZEO hai loại này sẽ hỗ trợ cho nhau giúp đậu nành phân hủy thành phân bón tốt hơn
- Đường: có thể sử dụng đường mía (đường phên).
2. Cách ủ phân đậu nành đơn giản, hiệu quả
Cách thứ nhất: Ủ phân đậu nành xay nhuyễn
Đối với ủ 5kg đậu nành ta tiến hành như sau:
Bước 1: Ngâm đậu nành trong nước đường
- Sử dụng 1 thùng 25L nước, cho 8L nước sạch vào xô, tiếp đến cho 300g đường phên nên sử dụng búa, cây để đạp, giúp đường nhanh tan hơn khuấy cho đến khi tan hết và cho đậu vào ngâm trong vòng 6h đồng hồ.
- Sau 6h ngâm, đã ngấm nước đường, kích thước hạt thay đổi to hơn rất nhiều
Bước 2: Xay nhuyễn đậu nành
- Sử dụng máy xay sinh tố để xay đậu, tiến hành chắt lượng nước đường còn dư trong xô để xay, không cần xay quá kỹ, khi đậu tương có kích thước tương đối là đã đạt yêu cầu trong trường hợp sót những hạt đậu thì vẫn được.
Bước 3: Ủ đậu nành đã xay
- Cho lượng đậu nành vừa xay cho vào xô đã ngâm ở ban đầu cho ½ - 1 gói EMIC và ½ đến 1 gói EMZEO sau đấy trộn thật đều sau đấy đậy nắp kín, sử dụng vật khoảng 1-2 cân đè lên nắp thùng và để vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vào mặt trời, để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động 4-5 ngày tiến hành đảo trộn.
Bước 4: Ủ phân đậu nành giai đoạn 2
- Sau khoảng 15 ngày sau khi ủ ta tiến hành chuyển sang giai đoạn ủ phân đậu nành giai đoạn 2
- Cho thêm vào thùng ủ khoảng 8 L nước và khuấy đều ủ đậy nắp ủ tiếp. Tương tự như ở lần ủ, sau 4-5 ngày cũng tiến hành khuấy đều 1 lần và ủ theem 15 ngày nữa. Tức là khoảng 1 tháng là có thể bón cho cây được.
Cách thứ hai: Ủ phân đậu nành nguyên hạt
Cách này cũng tương tự như cách xay nhuyễn
Sự khác biệt ở cách ủ nguyên hạt này đó chính là không cần xay nhuyễn đậu tương mà sau khi ngâm đậu nành 6 tiếng với nước đường tiến hành cho EMIC cà EMZEO và cho vào ủ. Để chất lượng đậu nành đạt được tốt nhất cũng cần đặt thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Khác với đậu nành được xay nhuyễn thì phân đậu nành ủ nguyên hạt phải 90 ngày mới sử dụng được.
3. Liều lượng và cách bón phân đậu nành cho cây trồng
- Trước khi lấy phân đậu nành từ thùng ủ nên khuấy đều. Sử dụng rây để lọc bã của đậu nành.
- Tỷ lệ phân đậu nành sử dụng cho cây hợp lý
+ Đối với các loại rau ăn lá là: 1:200 tức là 100ml nước cho 20L nước.
+ Đối với các loại rau ăn củ quả, hoa là: 1:100 tức là 100 ml cho 10L nước sạch
Bởi là loại phân hữu cơ có tính an toàn cho cây trồng và con người nên có thể sử dụng cho rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: các lại rau ăn lá, ăn củ, quả, các cây hoa, cây cảnh… cây trồng sẽ phát sinh phát triển nhnh, cho chất lượng cao hơn mà không lo tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật và ngộ độc thực phẩm.
- Có thể phun lên lá, tưới gốc cho cây trồng đều được
- Thời điểm bón phân đậu nành
+ Nên bón phân đậu nành cho cây vào chiều mát khoảng 4-5h. Thời gian bón cho cây là khoảng 3 tuần/lần.
Trên là cách ủ phân đậu nành đơn giản, tùy vào thực tế mà bạn có thể áp dụng theo 1 trong hai cách trên. Hi vọng rằng thông tin trên là hữu ích đối với bạn đọc. Mong các bạn sớm có 1 hoặc nhiều hơn nữa những thùng phân ủ đậu nành để bón cho cây trồng nhà mình.
-
Ủ rác thành phân hữu cơ
Mô hình hố ủ phân hữu cơ được Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh chọn triển khai điểm tại Đức Trọng hơn một năm qua là một trong những việc làm sáng tạo...
-
Vai trò của phân vi sinh đối với cây trồng
Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được...
-
Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau...
-
Bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây cam đạt năng suất, chất lượng cao
Cây cam được bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho sai quả, quả bóng sáng, chất lượng quả ngon hơn nhiều so với...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô