Cách trồng sen bách diệp trong chậu không cần bùn vẫn ra hoa to và đẹp

Cây trồng liên quan: Cây hoa sen

Cây hoa sen là loài trồng tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, mềm mại. Cây hoa sen bách diệp hay còn gọi là sen thái lùn, được trồng làm cảnh trong chậu hoặc xung quanh nhà, cây có kích thước nhỏ, cho hoa nở to và đẹp. Cây cho hoa sau 3 tháng trồng, hoa nở to và đẹp có đường kính 4-8cm, cây có thể trồng bằng bình thủy tinh, chậu xi măng hoặc trong chậu, ... cây làm được trồng làm trang trí, cây cảnh xung quanh nhà cho không gian trở nên tươi mát hơn

Hoa sen bách diệp

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng hoa sen

- Hạt giống sen bách diệp

- Kìm cắt móng nhỏ

- Cốc to hoặc thùng to để ươm hạt sen

- Chậu trồng sen kích cỡ chậu càng lớn càng tốt (chậu nhựa hoặc chậu xi măng)

- Đất sạch trồng sen

2. Kỹ thuật trồng sen bách diệp

2.1. Cách ươm hạt giống sen

- Khi hạt giống sen các bạn mua về có 2 đầu: 1 đầu nhô ra và 1 đầu lẵn có 1 lỗ nhỏ. Hạt sen có vỏ rất cứng chính vì vậy muốn hạt sen nhanh nảy mầm và có tỷ lệ nảy mầm cao bạn nên cắt vỏ đầu của của hạt sen.

- Dùng kìm làm móng cắt đầu có lỗ nhỏ. Bạn nên cắt cho hạt vừa thủng hạt tránh cắt phạm vào phần ruột bên trong hạt sen.

Dùng kìm làm móng cắt đầu hạt sen

Dùng kìm làm móng cắt đầu hạt sen

- Hoặc bạn có thể mua hạt sen đã cắt sẵn ở một số chỗ bán hạt giống cây và về chỉ việc ươm lên trồng.

- Sau đó bạn cho hạt sen vào cốc hoặc thùng nước to để ươm cây. Sau một ngày bạn nên thay nước một lần và nếu thấy hạt nao bị thối, không nảy mầm bạn nên vớt ra và bỏ đi. Bạn nên ươm hạt sen nơi có nắng, giúp hạt nhanh ra rễ.

Ngâm hạt sen vào trong nước cho nảy mầm

Ngâm hạt sen vào trong nước cho nảy mầm

- Lưu ý: Đặt cốc ươm hạt sen nơi có nắng nhẹ không nên để nơi có nắng quá gay gắt sẽ khiến mầm bị chết.

- Sau khi rễ mới nhú ra hoặc rễ còn ngắn có thể mang sen ra trồng, không nên để rễ dài mới mang đi trồng sẽ dễ khiến sen bị vàng lá. Và khi trồng rất dễ bị nỗi rễ lên không thể chìm xuống.

2.2. Cách trồng hạt sen vào trong chậu

- Dùng chậu xi măng có đường kính miệng chậu 65cm, chiều cao 33cm để trồng sen. Sử dụng chậu không có hốc thoát nước để trồng sen.

- Đổ đất đã chuẩn bị vào chậu trồng, lượng đất đổ vào 1/3 chậu sau đó đổ nước đầy vào chậu là có thể trồng. Nếu bạn sử dụng nước máy để trồng bạn nên để nước và chậu phơi ngoài trời nắng 3-4 ngày để chất khử trùng bay hơi hết.

Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

Xem thêm - Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

- Sau khi chuẩn bị đất trồng chậu xong bạn thả cây sen vào trong chậu trồng là được, nó có thể tự chìm xuống được. Nếu rễ quá dài bạn nên nhận rễ xuống đất trồng.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây sen bách diệp trong chậu

Cây sen là loại cây ưa ánh nắng, nên khi bạn trồng sen xong bạn nên đặt chậu nơi thông thoáng có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày vào cây để có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

3.1. Bón phân cho cây sen bách diệp

- Mỗi tháng 1 lần bạn nên bổ sung thêm phân bón cho cây bằng phân hữu cơ, bạn có thể sử dụng phân trùn quế để bón cho cây, hoặc phân bò, phân gà, phân dê. Dùng phân đã ủ hoai, không nên dùng phân đã khô sẽ khiến phân nỗi lên mặt nước làm nước mất độ trong.

Bón phân trùn quể cho chậu hoa sen

Bón phân trùn quể cho chậu hoa sen

- Kết hợp với phân hữu cơ bạn có thể bổ sung với NPK 20-20-15 để bón. Mỗi lần bón chỉ cần bón 30-40 viên.

3.2. Cắt tỉa lá cho cây sen bách diệp

- Mỗi tháng ngoài việc bón phân cho cây bạn nên cắt tỉa lá cho cây một lần. Cây sau 2 tháng cây lúc này phát triển khỏe mạnh. Lúc này bạn nên tỉa hết các lá già cho cây trong chậu, chỉ để lại lá non, lá phát triển tốt.

Cây sen sau 2 tháng trồng phát triển khỏe mạnh, nên tiến hành cắt tỉa lá già

Cây sen sau 2 tháng trồng phát triển khỏe mạnh, nên tiến hành cắt tỉa lá già

- Nên tỉa hết  cho cây để tạo độ thông thoáng cho cây, sau khi tỉa lá cho cây xong bạn nên bón phân cho cây ngay để cây có thể hấp thụ được dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe nhanh.

3.3. Bổ sung nước vào chậu

- Sau một thời gian trồng sen trong chậu, nước trong chậu sẽ giảm dần lúc này bạn nên bổ sung thêm nước vào chậu cho đầy. Sử dụng thùng nước có vòi hoa sen để tưới vào chậu tránh làm xáo trộn đất bên dưới chậu.

Tưới thêm nước vào chậu sen bằng vòi sen

Tưới thêm nước vào chậu sen bằng vòi sen

- Trường hợp nếu sen nỗi nhiều váng phèn lên trên mặt nước bạn có thể xử lý bằng cách cho thêm nước vào để váng phèn trôi ra bớt. Bạn dùng vôi nông nghiệp rắc đều trên bề mặt nước, nếu vôi dính trên mặt lá bạn nên tưới nước cho vôi trôi xuống và giúp vôi tan đều.

3.4. Chăm sóc sen khi ra hoa

- Sau khi trồng hơn 3 tháng cây bắt đầu cho ra nụ nhỏ và sau 1 tuần sen bắt đầu nở hoa.

- Nếu lúc này bạn thấy trong chậu trồng có nhiều rong rêu bám xung quanh chậu trồng, bạn có thể xử lý chậu bằng cách thả cá lau kính vào sẽ giúp làm sạch rong rêu.

4. Những nguyên nhân khiến cây không ra hoa và biện pháp phòng hiệu quả

- Thứ nhất: Bạn trồng sen nơi thiếu ánh nắng. Cây sen là cây trồng ưa ánh sáng chiếu trực tiếp chính vì vậy bạn cần đặt chậu trồng sen có ánh nắng tối thiểu chiếu vào chậu 6 giờ/ngày

- Thứ 2: Sử dụng chậu trồng quá nhỏ. Khi trồng sen bạn nên sử dụng các loại chậu có kích thước lớn, chậu càng lớn giúp cây phát triển khỏe mạnh cho hoa nhiều.

- Thứ 3: Lượng đất trồng chậu quá ít cũng sẽ giúp cây không nở hoa. Cây sen là cây trồng cần nhiều bùn và đất, củ và rễ sen ăn sâu dưới đất nên khi trồng sen trong chậu lượng tối thiểu đất đổ vào chậu là 1/3 chậu trồng.

Trồng sen bách diệp mini để bàn

Trồng sen bách diệp mini để bàn

- Thứ 4: Bón phân mất cân đối, bón quá nhiều sẽ khiến cây phát triển ra lá tươi tốt, sum suê, không ra hoa được. Nếu bạn không bón phân làm cây sen thiếu dinh dưỡng không có đủ khả năng kích mầm chồi cho cây sen ra hoa được.

- Thứ 5: Bạn không thường xuyên tỉa các lá già trên cây sen để kích thích cho cây nảy mầm và tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. Định kỳ mỗi tháng bạn nên bón phân và tỉa lá cho cây sen 1 lần.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây sen bách diệp trồng trong chậu không cần bùn mà vẫn giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status