Cách trồng cây hương thảo – Cho hoa thơm mát quanh nhà

Hương thảo là một loài thảo mộc thơm ngon và rất tuyệt vời để trồng trong nhà hay ngoài trời. Hương thảo thường không khó trồng, và một khi đã bén rễ thì loài cây bụi thân gỗ lưu niên này sẽ sinh trưởng tốt trong nhiều năm.

Cây vừa có tác dụng đuổi muỗi, an thần, trị bệnh, làm gia vị, làm nước hoa, … lại còn có thể thanh lọc không khí, là cây phong thủy may mắn. Đồng thời, đây cũng là cây cảnh trang trí rất đẹp mà nhiều ưa chuộng trồng trong nhà. Các bạn hãy theo dõi bài viết hướng dẫn cách trồng cây Hương Thảo cho vườn nhà thơm ngát.

1. Chọn cây và nhân giống cây hương thảo

- Cây hương thảo là loại cây đặc biệt rất dễ trồng và chăm sóc. Bạn có thể cắt cành nhân giống, hoặc có thể mua cây trực tiếp tại các cửa hàng bán cây cảnh.

Kỹ thuật giâm cành cây hương thảo

Kỹ thuật giâm cành cây hương thảo

- Nếu như bạn cắt cành để giâm thì chiều dài cành cắt khoảng 5-10cm tỷ lệ sống của cành sẽ khoảng 70-90%.

2. Các điều kiện tự nhiên để trồng cây hương thảo

- Đất trồng: Do cây hương thảo có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên bạn chọn đất trồng cây phải đảm bảo vừa tơi xốp, thoát nước vừa đủ, độ pH thích hợp nhất là 5.5-8. Cây sinh trưởng  tốt trong điều kiện giá thể trồng có pH = 6-7. Đất càng có tính kiềm, hương thảo sẽ càng thơm. Nếu đất có tính axit quá cao thì trộn thêm ít vôi bột.

kỹ thuật trồng cây hương thảo

Kỹ thuật trồng cây hương thảo

- Khí hậu và vị trí trồng: Cây hương thảo rất phù hợp nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt tuy nhiên với điều kiện khí hậu tại các thành phố khác thì bạn chỉ cần chọn nơi có bóng râm mát hoặc nơi có độ ẩm là phù hợp, nếu đặt ở chỗ nắng nóng thì lá sẽ bị cháy, teo dần, khô tinh dầu và cây sẽ chậm phát triển hoặc chết. Vị trí nên để cây ở nơi có ánh nắng vào buổi sáng sẽ giúp lá cây hương thảo xanh hơn.

- Nhiệt độ: Cây có biên độ nhiệt khá rộng. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển là 20-30oC.

- Ẩm độ: cây hương thảo là loại cây ưa ẩm vừa phải, nếu quá ẩm ướt nhất là vào mùa mưa cây có khả năng thối lá, thối rễ.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây hương thảo cho cây xanh tốt

- Tưới nước: Bạn chỉ cần tưới đẫm nước lên lá vào buổi sáng, nếu thời tiết hanh khô thì tưới nhẹ thêm một lần vào chiều giúp làm mát cây, chú ý không để nước đọng dưới đáy chậu sẽ làm bộ rễ cây hương thảo bị thối. 

+ Nếu đặt chậu hương thảo trong nhà thì bạn nên hạn chế tưới nước, nhưng thường xuyên kiểm tra đất, đất khô cần tưới thêm nước vừa đủ ẩm. Nên đặt ở gần cửa sổ, nơi có ánh sáng và đem cây ra nắng khoảng 2 lần/tuần vào buổi sáng. Bạn nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây hương thảo.

- Bón phân:  Cây hương thảo thích hợp với chế độ phân bón đều đặn với liều lượng thấp, việc bón phân sẽ giúp cây có thêm nhiều nhánh và lá xanh tốt. 

+ Sử dụng : Bón phân chuồng hoai, định kỳ 2 tháng bón 1 lần, mỗi lần bón vào gốc khoảng 200gram.

+ Luân phiên bón thêm các loại NPK như 18-18-6, 10-50-10+TE…trong suốt vòng đời của cây. Thời gian bón 15-20 ngày/lần với liều lượng 1 thìa café/gốc.

Phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ

Xem thêm - Phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ

- Thay chậu, cắt tỉa: Mỗi năm thay đất cho cây 1 lần. Nếu cây phát triển nhanh, cần thay chậu có diện tích rộng hơn để cây có đủ dinh dưỡng để phát triển.

+ Thường xuyên cắt tỉa giúp cây phát triển tốt hơn, giúp tạo hình cây theo ý muốn và kích thích sự ra hoa của cây hương thảo.

Cắt tỉa cành hương thảo

Cắt tỉa cành hương thảo

4. Phòng trừ sâu bệnh hại thường gặp cho cây hương thảo

Cây hương thảo hầu như không có sâu hại, ít bị bệnh nhưng hay bị thối lá hoặc thối rễ khi để ở môi trường quá ẩm ướt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng và chăm sóc cây hương thảo:

- Bọ trĩ hay nhện đỏ: Khi phát hiện cây xuất hiện bọ trĩ hay nhện đỏ, cần phun các loại khoáng đầu trâu; liệu trình 3 ngày phun 1 lần, phun 3 lần trong một liệu trình diệt bọ.

- Sâu ăn lá, sâu cuốn lá: Khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất nhiều.

+ Khi cây xuất hiện hiện tượng lá đột nhiên bị trắng bạc màu, hãy dùng thuốc BVTV trừ sâu như Secseigon, …Nếu để lâu, sâu cuốn lá xuất hiện thì hãy tiến hành phun thuốc xử lý bằng thuốc Abamectin, Takumi hoặc Secseigon …

- Rệp sáp:  Rệp sáp thường phát sinh nhiều trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng gây hại chủ yếu trên thân và tán lá. Khi thấy rệp sáp xuất hiện, xử lý bằng thuốc Suprathion, Marshal, Mospilan 3EC, Rago 650EC . Pha đúng liều và phun ướt đều hai mặt lá của cây.

Những lưu ý một số nguyên nhân khiến cây bị chết

- Trồng trên giá thể có quá nhiều xơ dừa, đất sạch tribat và lại tưới nước thường xuyên làm lá đen và rụng, rễ bị thối và chết.

- Cây bị khô, bị bỏ tưới nước trong thời gian quá lâu.

- Độ ẩm gốc cây và ẩm độ không khí quá cao.

- Đặt cây trong phòng kín, thiếu ánh sáng kết hợp với việc tưới lên lá, ngọn.

- Bón phân bón gốc quá nhiều, bón sát gốc, bón vào trưa nắng; tưới phân bón lá quá đậm đặc, tưới vào trưa nắng.

- Khi đặt cây ngoài trời, tiết trời quá nóng như hiện nay (trên 40oC) nên bề mặt đất bị khô nhưng lại vội tưới quá nhiều nước cho cây trong ngày. Điều này sẽ làm cây bị thối rễ và chết.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status