Cách bón phân cho cây hoa hồng sau mùa mưa lũ giúp cây nhanh phục hồi
Hiện nay, nước ta đang bị thiên tai gây hại, đặc biệt là những khu vực miền Trung bị lũ lụt ngập úng hết cây trồng nhà cửa. Nhiều bạn trồng hồng đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi: Hiện nay, trong miền Trung đang bị ngập úng các loại cây cối hơn tuần nay, trong đó có cây hoa hồng bị rụng lá vàng lá hết thì phải xử lý như thế nào? Nên chăm sóc, bón phân cho cây hoa hồng như thế nào vào mùa mưa lũ? Ở các tỉnh phía Bắc đang mưa nhiều thì nên bón phân như thế nào để giúp cây hồng khỏe mạnh? Chăm sóc cây hoa hồng như thế nào để giúp cây hạn chế được sâu bệnh hại? Sau đây Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách bón phân cây hoa hồng sau mùa mưa lũ giúp cây trồng khỏe mạnh, đạt tỷ lệ sống cao.
Chăm sóc cây hoa hồng sau mùa mưa lũ
1. Cách bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi
- Có rất nhiều bạn trồng cây hoa hồng luôn sử dụng các dòng phân sinh học hoặc chế phẩm sinh học. Hiện nay, ở các vùng mưa lũ như ở miền Trung hoặc các tỉnh phía Bắc đang bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, chính vì vậy việc bón phân cho cây hoa hồng đang gặp nhiều khó khăn.
- Trong khoảng thời gian đang gặp mưa, có thể là trước thời gian mưa hoặc sau mưa thì bạn có thể sử dụng nấm Trichoderma hoặc vôi bột xử lý cho cây hoa hồng để hạn chế được tình trạng bị ngộ độc và sâu bệnh hại tấn công cây hoa hồng. Trong trường hợp mưa nhiều bạn nên sử dụng vôi bột rắc cho cây hoa hồng tốt hơn. Sử dụng với số lượng ít để rắc cây hoa hồng, vôi đã được ủ hoai. Sử dụng vôi xám để bón cho cây trồng giúp cung cấp các khoáng chất và canxi cho cây, giúp hạn chế được các bệnh từ nấm cho cây.
- Cây hoa hồng vào mùa mưa lũ rất dễ bị các bệnh về nấm tấn công chính vì vậy bạn cần xử lý nấm bệnh cho cây trước khi bón phân.
- Khi trời mưa kéo dài trong cả tuần hoặc nữa tháng thì bạn nên làm như thế nào? Lúc này nên sử dụng phân khô, phân viên như phân chuồng ủ hoai mục và được để khô. Sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai mục đã ủ khô khi bón vào cây gặp mưa lúc này phân sẽ tan dần và ngấm vào trong đất, cây.
- Có rất nhiều loại phân hữu cơ rất tốt cho cây hoa hồng không nhất thiết là phải sử dụng phân chuồng ủ hoai mục như: Aminno Acid, Rong biển, Fulvic Acid, phân trùn quế…
- Sau khi mưa ngưng cây hoa hồng sẽ bắt đầu bật mầm, những mắt mầm sẽ nhú lên thì bạn nên xử lý như thế nào? Thì ngoài việc sử dụng phân chuồng ủ hoai mục thì bạn nên sự dụng các loại phân NPK bón thúc cho cây, nó có thể sử dụng thay phân bón lá ở ngay thời điểm này, bởi nếu sử dụng phân bón lá, phân vi sinh tưới sẽ không có tác dụng, khiến cho cây không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.
- Sử dụng 10-30g phân NPK rắc đều xung quanh thành chậu, tránh rắc vào sát gốc cây hoa hồng. Sau 10-15 ngày bón tiếp cho cây đợt 2, làm như vậy khi mưa xuống phân sẽ ngấm từ từ đối và giúp cây có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng giúp cây bật mầm tốt hơ, đặc biệt giúp cây có khả năng chống chịu lại được sâu bệnh hại tấn công và sự thay đổi của thời tiết.
Bón phân NPK cho cây hoa hồng sau mùa mưa lũ
- Việc bón phân cho cây cần thực hiện càng sớm càng tốt, bởi khi để cho bộ rễ thừa nước rồi thì phân của bạn bón không còn tác dụng, lúc này bộ rễ bị thừa nước thì độ hấp thụ của nó sẽ kém đi, bộ rễ sẽ bắt đầu chuyển sang giai cây đứng im do trũng nước. Nếu để cây bị úng nước sẽ khiến cây bị vàng lá, rụng lá.
2. Phương pháp giúp cây nhanh phục hồi
Trường hợp, cây hoa hồng bị ngập úng nước từ 2-3 ngày thì cây có thể sống nếu biết cách chăm sóc lại cho cây đúng cách. Tuy nhiên, nếu cây hoa hồng có nguy cơ ngập nước cả tuần thì tỷ lệ sống của cây rất thấp. Vậy phương pháp giúp cây đạt tỷ lệ sống cao vào mùa mưa bảo thì nên làm như thế nào?
- Thứ nhất: Kê cao chậu cây hoa hồng, kê càng cao chậu càng tốt. Kê chậu càng cao thì cây càng có độ thoát nước tốt, tạo điều kiện cho giá thể có độ thông thoáng.
Làm giàn giá đỡ kê cao chậu hồng chống ngập úng
- Thứ 2: Khi chậu cây hoa hồng đang còn ướt, không nên xới đất để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, khiến cây bị chết. Nên đặt chậu lên cao và để chậu ráo nước trong chậu.
- Thứ 3: Xử lý nấm bệnh cho cây ngay sau khi chậu hoa hồng khô ráo. Sử dụng thuốc nấm xử lý trên cành và dưới gốc cho cây để tránh tình trạng lây lan nấm bệnh. Bạn có thể rắc vôi hoặc tưới Trichoderma để diệt nấm bệnh dưới gốc, sau đó phun thuốc phòng trừ nấm trên cây. Sau khi đất khô bạn mới sử dụng phân để bón cho cây.
- Thứ 4: Sử dụng phân bón lá cho cây ngay sau khi trời ngừng mưa 3-5 ngày để cây có thể cung cấp được dinh dưỡng và hồi sức trở lại. Pha loãng phân bón lá phun cho cây 5-7 ngày/lần, nếu cây yếu bạn cần pha loãng hơn so với sự khuyến cáo của nhà sản xuất khuyên dùng cho cây. Nhằm thúc đẩy bộ rễ của cây hoạt động trở lại và giúp cho bộ rễ non phát triển.
-
Nên bón phân cho cây hoa hồng vào thời gian nào là tốt nhất?
Thời điểm để bón cho cây hoa hồng là rất quan trọng và bón phân như thế nào? Liều lượng bón phân bao nhiêu cho cây hoa hồng bao nhiêu là đúng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cùng tìm hiểu
-
Làm thế nào để kích chồi, kích rễ cho cây hoa hồng đạt hiệu quả cao?
Để cây hoa hồng đạt được tỷ lệ ra rễ cao, cây phát triển khỏe mạnh, số lượng chồi nhiều thì cần tuân thủ những kỹ thuật cơ bản, áp dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ theo khuyến cáo.
-
Cách kích chồi mầm cây hoa hồng lên tua tủa cho hoa nở đúng dịp tết
Cytokinin 6BA giúp cho cây hồng bật mầm lên khỏe, thân mập giúp cho cây hoa hồng nở hoa to đều màu và cho nhiều hoa
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao