Biện pháp xử lý giúp đào ra hoa vào đúng dịp tết

Đào nở sớm, đào nở muộn nhiều nhà vườn thất thu hàng trăm triệu đồng. Điều tiết đào ra hoa đúng tết giải pháp khắc phục đồng bộ trong canh tác. Nhằm giúp người nông dân giảm thiểu tới 60% tỉ lệ đào nở không đúng vào dịp tết.

Biện pháp xử lý đào ra hoa đúng dịp tết

1. Nguyên nhân và cơ chế ra hoa đào

Theo các chuyên gia trồng trọt việc đào nở không đúng dịp tết nguyên nhân là bởi quá trình phân hóa mầm hoa của cây đào tuân theo quy luật đặc biệt và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

- Cũng giống như những cây trồng khác sự ra hoa của cây đào chính là 1 bước ngoặc, cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Sự thay đổi này thực chất chính là sự thay đổi tại đỉnh sinh trưởng ở thân, lá. Từ đó có thể chuyển từ phân hóa mầm lá sang phân hóa mầm hoa.

- Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa.

+ Nhiệt độ thích hợp cho đào phân hóa mầm hoa từ 18 – 25 độ. Khi nhiệt độ môi trường vượt ngưỡng thích nghi sẽ gây ra cảm ứng trên lá, dẫn đến sinh chuyển hoacmon rồi gây cảm ứng ở đỉnh sinh trưởng. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ đẩy nhanh quá trình enzim hoạt tính tác động chuyển tinh bột thành đường, cũng như chuyển các hoạt chất khác, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Ngược lại khi nhiệt độ dưới ngưỡng, quá trình chuyển hóa sẽ chậm lại từ đó quá trình phân hóa mầm hoa cũng chậm theo.

- Phần lớn các giống đào ở Việt Nam nếu để nó ra hoa tự nhiên, thường sẽ ra hoa muộn hơn cho với tết âm lịch từ 10 đến 15 ngày, hoa nở rải rác và thường nở không tập chung, kéo dài ra như thế cây nở sẽ không đẹp. Vì thời điểm này nhiệt độ thích hợp nhất cho sự hình thành và phát triển mầm hoa. Vì vậy để đào ra hoa đúng dịp tết hoa nở tập chung chúng ta phải can thiệp vào kỹ thuật.

- Bên cạnh điều kiện về thời tiết thì biện pháp kỹ thuật cũng ảnh hưởng khoảng 50% tỉ lệ đào ra hoa vào dịp tết.

2. Biện pháp xử lý đào ra hoa vào đúng dịp tết

Quy trình điểu kiển đào ra hoa đúng tết phải trải quả 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1

(Giai đoạn chăm sóc cây): giai đoạn tập chung chăm sóc để quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây diễn ra 1 cách thuận lợi. Cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, bộ lá phát triển đồng đều. Từ khi trồng đến khoảng tháng 7 – 8 âm lịch chúng ta phải áp dụng biện pháp kỹ thuật tác động cho chúng sinh trưởng tốt nhất, tích lũy nhiều dinh dưỡng.

+ Giai đoạn 2:

Kích thích phân hóa mầm hoa.

+ Giai đoạn 3:

Kích thích nụ nở thành hóa

Lưu ý: Các biện pháp kỹ thuật cần được áp dụng đồng bộ ở các giai đoạn. Có thể chọn từng độ tuổi đào khác nhau để xử lý đối với cây đào ghép chọn cây xử lý khi cây trên 1 năm tuổi.

- Biện pháp khoanh vỏ: 

+ Vào tháng 7 trung tuần âm lịch, bắt đầu can thiệp kỹ thuật, để kích thích cây phân hóa mầm hoa. Tác động để nó tạo ra chất xúc sinh lý, thay đổi 1 số hoac mon từ đó tạo ra hoacmon sinh trưởng kích thích sự phân hóa mầm hoa. Đến thời điểm phân hóa mầm hoa. Tại đỉnh sinh trưởng của lá, ngọn cây đáo sẽ tiết ra 1 loại hoacmon sinh trưởng sau khi hình thành chúng di chuyển khắp các bộ phận của cây trồng, và có xu hướng vận chuyển xuống rễ. Bằng biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ. Sự vận chuyển hoacmon sinh trưởng xuống rễ sẽ bị ngăn chặn, và các chất sinh trưởng đấy lại vận chuyển lên phía ngọn, từ chỗ mầm lá sẽ tích tụ nhiều hoacmon ra hoa, bật ra sự phân hóa mầm hoa. Hoacmon này nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi cây và sự sinh trưởng của cây. Đối với những cây sinh trưởng phát triển tốt, lượng hoacmon nhiều sẽ giúp đào ra hoa sớm hơn. Còn đối với những cây đào mới trồng và chăm sóc kém hơn thì hàm lượng hoacmon thường thấp vì vậy phải căn cứ vào tình trạng của cây kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết người trồng cần đưa ra quyết đinh khoanh vỏ vào thời điểm sớm hay muộn hơn so với quy trình chuẩn là tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của tháng 7 âm lịch.

+ Hoặc vào đầu tháng 8 có thể dùng dao sắc cắt bỏ 1 khoanh vỏ thân, ở dưới chỗ phân cành. Sau 1 tuần lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn đang còn tươi thì tiếp tục cắt thêm 1 khoanh vỏ nữa. Sau khi bóc vỏ xong, cần dùng túi nilon cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa không đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thân bị thối.

- Biện pháp tuốt lá: 

+ Ở giai đoạn thứ 3 khi các mầm hoa được hình thành, những mầm hoa này có thể phát triển thành hoa đúng vào dịp tết hay không thì người trồng cần tiếp tục can thiệp kỹ thuật đó là biện pháp tuốt lá. Vặt bỏ các lá có trên cây, để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi nụ hoa, mặt khác vặt hết lá các hoacmon sinh trưởng tập trung vào các nụ, kích thích nụ nở thành hoa. Thời gian tuốt lá chung cho các giống đào là từ 50 – 55 ngày trước tết âm.

+ Trước khi tiến hành vặt lá, chúng ta phải xem sự sinh trưởng của cây thời điểm đó như thế nào. Nếu cây sinh trưởng thân lá mạnh, xanh tốt. Tức là bón nhiều phân bón, vì vậy phải vặt lá đào trước 10 ngày so với quy trình chuẩn. Tức là phải vạt lá đào 60 – 65 ngày trước tết.

+ Theo dõi tình hình biến đổi khí hậu của năm, dự báo thời tiết dài hạn. Nếu vào năm thời tiết nóng thì ta tiến hành vặt lá muộn hơn, khí hậu lạnh thì vặt lá sớm hơn.

- Sử dụng chất hóa học để điều chỉnh mầm hoa, giúp đào nở sớm hoặc muộn hơn để vào đúng dịp tết.

+ Sử dụng GA3 có tác dụng kích thích sự ra hoa đào, chế phẩm C.C.C phun tác dụng hãm sự ra hoa. Phun bổ sung vào tùy theo tình hình và mong của chúng ta để kiềm hãm, hoặc kích thích nở hoa cho hợp lý. Các chất kích thích hoặc kìm hãm sự phân hóa mầm hoa chỉ có tác dụng ngắn 3 – 4 ngày.

- Bổ xung phân hóa học: 

+ Đến giai đoạn gần tết mà nụ đào mới nhú ngoài tác động bằng chất kích thích chúng ta có thể bón bổ xung Kali giúp cho việc phát triển mầm hoa được nhanh hơn.

3. Biện pháp hãm đào ra hoa sớm

- Khi thời tiết lạnh đột ngột dưới 9 độ C, những mầm hoa sẽ ngưng phát triển có thể sự dụng túi ni lông bao chùm cho toàn bộ đào, có tác động chống rét cho cây.

- Khi nụ đã nhú to, hãm bằng cách vào hạ tuần tháng 11 hoặc đầu tháng 12 âm lịch dùng lưới đen che phía trên kết hợp với phân Ure pha nồng độ 1% (pha vào nước lạnh) phun trên lá và tưới gốc. Sau đó có thể dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành và thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây.

- Quốc luống và tưới nước lạnh vào gốc vào thời tiết nắng kéo dài. Quốc rễ có thể dùng thuổng sắc đâm vào vùng cách gốc 20 – 25cm  hạn chế cung cấp dinh dưỡng giúp hoa nở lùi lại.  

- Sau khi mua cành đào mang về nhà nên đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng nhiệt độ 70 – 80 độ C để nhựa của cành đào không bị chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu ra ngoài được. Khi cắm đào vào lọ nên thay nước 2 – 3 ngày/lần.  Mỗi lần thay nước cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Nếu muốn hoa nở nhanh hơn thì để trong phòng kín, thắp điện, đốt hương. Nếu muốn hoa nở chậm lại cho nước đá vào bình, đặt chỗ thoáng khí, ban đêm mang ra ngoài ban công.

- Đối với đào trồng trong chậu. Phải thường xuyên tưới nước, khi thấy đất trên miệng khô thì phải tiến hành tưới. Không nên tưới quá nhiều, cây rễ bị úng, sinh khí độc gây thối rễ, cây sẽ nhanh bị chết. Không để đào gần quạt, khiến đào rễ rụng nụ, hoa nhanh tàn.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status