Biện pháp khắc phục tác hại của mưa đầu mùa đối với cây ăn trái
Mưa đầu mùa tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ đối với cây ăn trái. Nước mưa chứa đựng khói bụi công nghiệp, tạp chất trong không khí và axit có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt cho cây. Hậu quả là lá cây trở nên vàng úa, rụng lá và đặc biệt là rụng trái non. Axit trong nước mưa còn làm giảm độ pH của đất, làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi và gây tình trạng ngập úng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về một số biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của mưa đầu mùa đối với cây ăn trái.
I. Tác hại của mưa đầu mùa đối với cây trồng.
- Là điều kiện phát triển thuận lợi của một số nấm như Phytop, Fusarasium,… gây bệnh cho cây trồng.
- Tùy vào mức độ ảnh hưởng và sức khỏe của cây sẽ gây ra hiện tượng cháy lá non, rụng trái non, cháy rễ tơ trên cây.
- Gây chua đất, giảm pH đất ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi.
II. Biện pháp hạn chế tác động của mưa đầu mùa đối với cây ăn trái
Cây tơ
1. Dinh dưỡng
- Qua gốc: Bón vôi cho vườn giúp trung hòa axit trong nước mưa, xử lý nấm khuẩn, nâng cao pH đất là điều kiện thuận lợi giúp hệ vi sinh vật có lợi phát triển, liều lượng 50kg cho 1000m2.
- Qua lá: Bổ sung vi lượng, Amino Acid cho cây để tăng khă năng chống chịu, quang hợp tốt, xanh lá, dày lá. Liều lượng sử dụng cho 8L nước: 1gr Vi lượng Combi Chelate + 2gr Amino Acid.
2. Quản lý bệnh
- Thường xuyên kiểm tra vườn để có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời. Phun phòng ngừa nấm bệnh cho cây. Nấm thường gặp trên cây là Phytophthora, sử dụng Bacillus Subtilis liều lượng 2gr/L nước, sử dụng 20-30L nước cho mỗi cây.
- Xây dựng hệ thống thoát nước tốt cho vườn, không để vườn bị ngập úng, tránh lây lan nguồn bệnh giữa các cây trong vườn.
Cây ra hoa đậu trái
1. Chặn đọt cho cây
- Trong nước mưa đầu mùa có chứa đạm, cây trong giai đoạn ra hoa đậu trái gặp mưa cây sẽ đi đọt. Việc cần làm lúc này là chặn đọt cho cây sử dụng MKP với liều lượng 1kg cho 200L nước, có thể lặp lại sau 7-10 ngày 1 lần.
2. Hạn chế rụng trái non, nứt trái
- Biện pháp giúp hạn chế hiện tượng rụng qủa non đạt hiệu quả cao là sử dụng chất điều hòa sinh trưởng 4-CPA-Na, liều lượng và thời điểm sử dụng như sau:
+ Lần 1: Thời điểm hoa nở rộ 50-60%
+ Lần 2: Khi hoa rụng hết đầu cánh (bắt đầu giai đoạn hình thành quả)
+ Lần 3: Sau lần phun thứ 2 khoảng 15 ngày, cây đã đậu quả ổn định.
Tất cả các giai đoạn dùng với nồng độ 5-8ppm tùy độ tuổi của cây.
- Để hạn chế hiện tượng nứt trái cần bổ sung đầy đủ Canxi Chelate cho cây, liều lượng phun 1-2gr cho 1L nước.
3. Quản lý bệnh
- Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời. Một số bệnh thường gặp trong giai đoạn cây ra hoa đậu trái như thán thư, bệnh thối trái do vi khuẩn và nấm.
-
Cách hạn chế hiện tượng rụng trái non nhờ sử dụng các loại phân bón, chất điều hòa sinh trưởng
Ví dụ trên các loại cây trồng như: Cam, táo, lê, bưởi sử dụng với nồng độ vào các giai đoạn như sau:- Giai đoạn cây ra hoa: Phun với nồng độ 15 - 30ppm (mg/L). Quả non (phun 2 - 3 lần): 1,5 - 3ppm (mg/L) Trước khi thu hoạch: 2 - 5 ppm (mg/L)
-
Biện pháp giảm rụng hoa, rụng trái non trên cây trồng
Biện pháp làm giảm rụng hoa, rụng trái non trên cây trồng? Nguyên nhân gây rụng hoa, rụng trái non? Hoạt chất nào làm giảm rụng hoa, rụng trái non?
-
Cách khắc phục tình trạng rụng trái non do các yếu tố thời tiết: Nắng nóng, mưa bão, thiếu nước
Điều tiết thoát nước chưa hiệu quả, tưới nước nhiều hơn nhu cầu của cây, hoặc tưới quá nhiều lần, đất lèn mặt, cỏ hoặc tủ gốc quá dày -> Ngộp rễ -> hô hấp ky khí -> sinh độc chất