Biện pháp chăm sóc cho đào cảnh sau khi chơi tết

Cây trồng liên quan: Cây đào

Vào mỗi độ tết đến xuân về chắc hẳn gia đình nào cũng sẽ sắm sửa cho nhà mình một cây, nhánh đào cảnh trong nhà. Khi có đào cảnh trong nhà thì không khí tết trong nhà dường như mới ấm cúng và vui vẻ hơn.

Đào là cây không thể thiếu trong ngày tết của mỗi gia đình

Đào là cây không thể thiếu trong ngày tết của mỗi gia đình

Thường thì đào cảnh chơi vào dịp tết sẽ có giá từ vài trăm đến vài triệu thâm chí lên đến vài chục hoặc cả trăm triệu, nhưng nếu khi chơi tết xong bỏ đi thì sẽ rất lãng phí. Vì vậy, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian rãnh rỗi, chút ít công sức của mình chăm sóc lại cho cây sau những ngày tết thì chắc hẳn tết năm sau gia đình bạn lại có cây đào chơi tết. Thế nhưng để cây đào cho hoa đúng dịp tết và chăm sóc tốt cho các năm sau thì đòi hỏi người chơi đào cũng phải am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong khi trồng và chăm sóc đào đúng cách. Khác với các loại cây cảnh khác, cây đào rất khó tính, đặc biệt là đào cảnh. Sau đây sẽ là những chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc đào cảnh sau khi chơi tết.

1. Địa điểm trồng đào thích hợp

Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao từ 25 - 30cm, rộng 70cm phải tạo rãnh để thoát nước tốt. Đất trồng đào phải thích hợp đất thịt pha sét có độ pH 7 - 8.

Chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước, nếu bị úng nước là đào chết. Nhà không có đất thì trồng vào chậu to, nhớ xử lý chậu thật thoát nước, đường kính chậu phải lớn hơn đường kính tán cây một chút.

2. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây đào

Theo kinh nghiệm của người chuyên trồng đào cảnh thì sau tết cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc hỗn hợp đất mới, 3 - 4 phần đất một phần phân hữu cơ, bón lót khi trồng từ 3 - 4kg/cây tùy thuộc cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc, sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón từ 3 - 5kg phân hữu cơ trên cây sau tết 10 - 15 ngày.

Từ trung tuần tháng 10 đến tháng tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tùy sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

3. Thời gian tỉa cành và cách tỉa hợp lý cho cây đào

Sau khi trồng thi cắt tỉa các cành chỉ để lại phần gốc và cành to ngay sát gốc, mục đích để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa (nếu không cắt để cành già năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành) sau đó mỗi tháng phải cắt nhẹ một lần cho đến tháng 6 âm lịch.

Theo kinh nghiệm của các hộ trồng đào cho biết, để đào ra hoa đúng dịp tết thì cần phải chăm sóc đúng cách, phải nắm bắt được điều kiện thời tiết để chăm tỉa cành cây thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn còn trời rét thì chăm sóc sớm hơn.

Đào được trồng từ cuối tháng giêng đầu tháng 2 âm lịch, đến tháng 4 tháng năm sẽ tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc để nuôi cành trên, tháng 7 tháng 8 tiếp tục cắt những cành cao quá, bấm tỉa bớt cho đều tán.

Tạo thế cho cây đào: Phải tiến hành liên tục năm đến bảy ngày một lần bằng cách kết hợp uốn buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn có thể kết hợp khắc vẩy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.

Đào sẽ đẹp hơn khi được tạo các dáng

Đào sẽ đẹp hơn khi được tạo các dáng 

Tuốt lá: Là kỹ thuật và kinh nghiệm từ xa xưa mà người chơi đào đã áp dụng nhằm đến dịp gần tết đào sẽ ra lộc non và nụ hoa. Tiến hành vào giữ tháng 11 âm.

Khoanh vỏ: Để ức chế sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa thì dùng dao khoanh một hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào cành nhưng phải cách mặt đất trên 40cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa, sau đó một tuần lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống, nếu lá vẫn xanh tươi thì tiếp tục khoanh vỏ lại một lần nữa sao cho lá phải chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong có thể dùng túi nilon che bên trên vết khoanh để nước mưa không đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.

Với đào thế nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá từ 1 đến 2 tháng. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài phải làm giàn che, phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây.

 Đào thuộc loại rụng lá hàng năm về mùa đông, sau khi lá rụng nụ hoa phát triển và lớn nhanh, nếu cứ để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp thì hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới cho nên muốn có hoa đẹp trong dịp tết đi đôi với việc hãm cây nói trên ta phải tuốt lá trước một thời gian, thời gian đó dài/ngắn tùy giống, tùy cây mạnh hay yếu cây tơ hay già. Thường Đối với đào đào bích nên tuốt lá từ ngày mùng 5 đến ngày 20 tháng 10 âm lịch, đào bạch tuốt lá mùng 7 đến 15 tháng 10 âm lịch, những cây già/yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe.

4. Xử lý cây đào khi gặp các điều kiện bất lợi

Trong trường hợp áp dụng đúng quy trình như trên nhưng thời tiết bất thường thì ta có thể xử lý bằng các cách sau:

4.1. Xử lý hóa chất

  • Sử dụng GA3 nhằm kích thích cho đào khi áp dụng các quy trình trên mà thời tiết quá thấp, khiến số lượng nụ hình thành ít, cây phát triển chậm, số nhánh trên cây ít.
  • Trường hợp hoa hình thành sớm thì có thể xử C.C.C để kìm hãm hoa ra sớm. Phun bổ sung vào tùy theo tình hình và mong muốn của chúng ta để kiềm hãm, hoặc kích thích nở hoa cho hợp lý. Các chất kích thích hoặc kìm hãm sự phân hóa mầm hoa chỉ có tác dụng ngắn 3 - 4 ngày.

4.2. Sử dụng phân hóa học

  • Ngoài ra, đến giai đoạn gần tết mà nụ đào mới nhú ngoài tác động bằng chất kích thích chúng ta có thể bón bổ sung Kali giúp cho việc phát triển mầm hoa được nhanh hơn.

4.3. Biện pháp thủ công

  • Thúc hoa bằng cách ngừng tưới nước, sau vài ngày, rồi tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm từ 40 - 500C vào quanh gốc 5 - 6 lần/ngày, quây nilon.
  • Hãm đào bằng cách làm giàn che lưới đen và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, dùng dao khoanh một hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần đầu, chặt rải rác từ 10 - 12% bộ rễ quanh gốc cây.

Theo kinh nghiệm của dân gian, ngắm trăng rằm của tháng tám năm nay thấy sáng đục báo hiệu vụ đông sẽ ấm có thể tuốt lá muộn hơn (từ 50 - 55 ngày trước tết). Với đào thế nên đánh cây vào chậu trước khi tuốt lá từ 1 đến 2 tháng.

Để hoa nở đúng tết là bí quyết của những người trồng đào, tùy thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề của mỗi nghệ nhân mà có những cách làm khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau, để giúp kích thích quá trình ra nụ bạn phải hạn chế việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế việc sinh trưởng lá, thân bằng cách thiến đào, đào sẽ ra nụ ra hoa sau 50 - 60 ngày. Gặp năm rét sớm, rét đậm kéo dài cần phải tuốt lá sớm kết hợp sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm lên lá, tưới nước ấm 35 - 400C quanh gốc từ 5 - 6 lần một ngày để duy trì nụ kịp nở đúng thời gian đã định. Nếu gặp nắng nóng kéo dài cần tuốt lá muộn hơn và phun nước lạnh, nước mát cho đào chậm nở hoa.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Truyền hình VTC14
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status