Áp dụng kỹ thuật trồng cây cam sành cải tiến mới
Cây cam sành được trồng theo phương pháp truyền thống dần trở nên không phù hợp trong kỹ thuật chăm sóc. Để nâng năng suất, chất lượng, giảm công chăm sóc, nâng cao hiệu quả kinh tế, các nhà vườn đã chủ động áp dụng kỹ thuật cải tiến mới khi trồng cây cam sành.
Áp dụng kỹ thuật trồng cây cam sành cải tiến mới.
1. Thiết kết vườn trồng cây cam sành
- Vườn cam sành được thiết kế mương thoát nước có chiều rộng từ 1-3m, liếp rộng 6-8 m.
- Liếp rộng 7 m trồng 2 hàng song song kiểu hình vuông. Liếp rộng từ 5,5-6 m trồng 2 hàng kiểu hình nanh sấu. Khoảng cách cây cách cây 4-5 m. Liếp nhỏ trồng 1 hàng ở chính giữa liếp.
- Mật độ trồng tính 1 ha khoảng 400-450 cây.
Xem thêm: Quy trình kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam.
2. Kỹ thuật trồng xen cây ổi trong vườn cam
- Trồng cây cam sành từ 3 năm mới cho thu hoạch. Vì vậy để tăng nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, tiến hành trồng xen cây ổi trong vườn cam.
- Ổi là cây trồng có mùi hương, có thể xua đuổi côn trùng. Đặc biệt là rầy trổng cánh vào vườn, ngăn ngừa được bệnh vàng lá green.
- Trồng cây ổi được tiến hành trồng trước trồng cam khoảng 6 tháng. Khi trồng cam sành thì ổi đã cao khoảng 40-60 cm. Tỷ lệ trồng cây cam và ổi là 1:1.
- Để luôn tạo cho vườn cây có độ thông thoáng giảm sâu bệnh hại. Cây ổi sau trồng khoảng 3 tháng thì tiến hành cắt tỉa tạo tán cho cây. Việc cắt tỉa tạo tán cho cây ổi được thực hiện thường xuyên 3-4 tháng/lần.
Xem thêm: Combo 02: Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm siêu kích chồi (tặng kèm công thức). |
3. Áp dụng kỹ thuật vít cành, cắt tỉa tạo tán cho cây cam sành
- Cây cam sành sau trồng 6 tháng tiến hành vít cành cam để tạo dánh thấp cho cây.
- Cứ 6 tháng lại cắt tỉa tạo tán cho cam sành 1 lần. Tạo tán cho cây cam sành để cây tạo năng suất cao nhất theo hướng khung cành 450 so với mặt đất. Cành cấp 1 từ 4-5 cành, cành cấp 2, cấp 3 từ 2-3 cành. Giới hạn chiều cao cây không quá 2 m để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Cây ổi trồng xem trong vườn cam cần thường xuyên cắt tỉa tạo tán nhằm giới hạn chiều cao cây, thu gọn cành tán giúp vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại trong vườn trồng xen cam và ổi
- Cần tiến hành thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng. Đặc biện cần phát hiện sớm bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam để có biện pháp phòng trừ.
- Giai đoạn cây cam ra đọt non cần tiến hành phun thuốc phòng trừ các đối tượng sâu hại như rầy mềm, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ...
-
Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP
Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi đúng đắn, nếu muốn mở rộng thị trường của cây cam. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cam trên thị trường.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành cho quả sai trĩu, năng suất cao
Cam sành là loại cây ăn quả cho năng suất cao, nhưng khi mới trồng bà con đang còn phân vân trồng cam sành như thế nào cho để cho cây sai trĩu quả, đạt năng suất cao.
-
Quy trình kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam
Mô hình trồng xen ổi trong vườn cam mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây cam. Cụ thể, trong lá ối có chất xua đuổi rầy chổng cách là môi giới truyền bệnh vàng lá Greening.
-
Bán Combo 06: Bộ nguyên liệu phối trộn SP siêu kích rễ, chồi, mập thân chuyên phun qua lá
Công thức kích rễ được cải tiến khi được khuyến cáo chuyên phun qua lá phù hợp cho trường hợp phun, tiết kiệm thời gian, chi phí.
-
Bán Combo 04: Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm ATOKA X2 (tặng kèm công thức phối trộn)
Sự kết hợp thông minh và hài hòa giữa các chất điều hòa sinh trưởng, trung vi lượng... giúp cây phát triển nhanh, khỏe, không phụ thuộc thuốc.