Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng hoa đồng tiền
1. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa đồng tiền
1.1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ để cây phát triển tốt dao động từ 15 - 25oC. Nhiệt độ lý tưởng để ra hoa là 22oC, lá nõn mở là 22 - 25oC. Tuy nhiên cây có thể chịu được nhiệt độ từ 13 - 32oC, một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30 – 40oC.
- Nếu nhiệt độ dưới 15oC và cao hơn 27oC kéo dài cây sẽ sinh trưởng chậm, thời gian ra hoa kéo dài dẫn đến năng suất bị giảm, đồng thời hoa nhỏ, bị biến dạng, màu sắc nhợt nhạt, nhất là ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao (nhiệt độ <12oC và >35oC).
1.2. Ánh sáng
- Hoa đồng tiền là loài cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hoa đẹp, độ bền hoa cao, nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm cường độ quang hợp. Bởi vậy vào mùa nắng nóng thường dùng lưới đen để điều khiển cường độ ánh sáng và bức xạ mặt trời. Ánh sáng trong nhà dưới 70% sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây. Vì vậy, cần phải thiết kế nhà lưới trồng hoa đồng tiền ở nơi nhận được nhiều ánh sáng nhất.
1.3. Ẩm độ
Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho đồng tiền sinh trưởng, độ ẩm tốt sẽ góp phần làm cuống hoa kéo dài.
- Vào mùa đông thiếu ánh sáng, ẩm độ cao, cây thường bị nhiễm bệnh, nên cần giữ mức độ ẩm dưới 70% ban ngày và dưới 85% vào ban đêm. Độ ẩm tối đa bên trong nhà lưới cần duy trì khoảng 70 - 75%, trong nhà lưới không khí phải được lưu thông vào ban đêm và thông gió ban ngày.
- Tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, cần có nhu cầu về ẩm độ khác nhau. Đối với cây con khi mới trồng thì đòi hỏi ẩm độ khoảng 90 - 95%. Khi cây lớn dần nhu cầu về ẩm độ thấp hơn, khoảng 80% (4 - 6 tuần). Vào giai đoạn ra hoa ẩm độ khoảng 70%. Đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và sâu bệnh phát sinh phát triển.
- Trồng đồng tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh các loại bệnh.
1.4. Đất, giá thể trồng hoa đồng tiền
- Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh có hiệu quả cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Cây đồng tiền thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, không bị đọng nước trong mùa mưa, tốt nhất là đất thịt pha cát.
- Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định. Mực nước ngầm cao thường đọng nước, rễ cây dễ bị thối và bị bệnh, nên cần hệ thống thoát nước tốt. Xung quanh đào rãnh thoát nước sâu từ 0,7 - 1m và lên luống cao, tuyệt đối không trồng ở nơi đất trũng.
- Độ pH dao động từ 5,5 - 6,5, pH tối thích từ 6 - 6,5.
- Nếu đất kiềm có thể bón phân chứa lưu huỳnh để giảm thấp độ pH , đất chua bón bổ sung vôi để điều tiết độ chua, đất thịt nặng bón tăng lượng hữu cơ (vỏ trấu, lá cây mục) để tăng độ tơi xốp. Đất cát giữ nước kém và đất giữ ẩm cao không thích hợp cho trồng đồng tiền.
Máy đo pH cầm tay
1.5. Dinh dưỡng đối với cây hoa đồng tiền
* Đạm
- Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ, cây có thể ngừng sinh trưởng, dễ bị đen và khô chết. Thừa đạm cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng vóng, mềm yếu, dễ bị đổ, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, sâu bệnh dễ phát triển.
- Đồng tiền cần đạm từ lúc cây nhỏ cho đến khi cây phân hóa mầm hoa. Có thể dùng đạm cùng với phân hữu cơ pha loãng để tưới.
* Lân
Tất cả các bộ phận của cây hoa đồng tiền đều cần lân, lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp.
Thiếu lân lá già, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa tự nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém.
- Cây cần lân nhất vào giai đoạn hình thành nụ và hoa. Do lân phân giải chậm nên 3/4 lượng lân dùng để bón lót,còn lại 1/3 dùng để thúc cùng với đạm và kali. Nếu đất trung tính, nhiều mùn nên dùng Super lân, đất chua dùng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit.
* Kali
- Kali có rất nhiều trong cây đồng tiền non trước lúc ra hoa. Kali giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh.
- Nếu thiếu kali đầu chóp lá già vàng và chết khô, sau đó cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, cuống hoa mềm ra không đứng lên được, màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn.
- Đồng tiền cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua).
* Canxi
- Canxi giúp đồng tiền tăng khả năng chịu hạn, hạn chế tác dụng độc của các axít hữu cơ, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm chua, tăng độ phì cho đất.
* Các nguyên tố vi lượng
- Ngoài các yếu tố trên, một số nguyên tố vi lượng khác: Mg, Fe, Cu, Na… cũng rất cần cho cây, nó được bổ sung qua phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá.
- Thông thường khi thiếu Mg: lá giòn, cong queo, thậm chí biến đỏ, cuống lá dài, gân lá non gồ lên, sự ra hoa bị ức chế.
- Thiếu Fe: lá có màu vàng nhạt, gân trắng.
- Thiếu Cu: lá non bị gãy, cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh sau đó chết cả cây.
2. Xác định thời điểm trồng
2.1. Nhu cầu thị trường
- Đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, màu sắc hoa tươi sáng, phong phú, giá trị thẩm mỹ cao, nên hiện nay hoa đồng tiền là 1 trong 10 loại hoa tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.
- Với màu sắc rất phong phú thích hợp cho việc sản xuất hoa cắt cành, trồng chậu, trồng trang trí sân vườn, đặc biệt là trong dịp tết guyên Đán. Vì vậy, hoa đồng tiền được trồng phổ biến để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng quanh năm và trong những ngày giáp Tết.
a. Hoa đồng tiền trồng trên liếp cắt cánh - b. Hoa đồng tiền trồng trong chậu
2.2. Xác định thời điểm trồng
- Cây hoa đồng tiền có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vụ xuân (trồng tháng 3) và vụ thu đông (trồng tháng 9). Đối với đồng tiền trồng trong chậu thích hợp nhất là ở vụ tháng 3 để thu hoạch vào dịp Tết guyên Đán.
-
Hướng dẫn chọn giống cây hoa hồng
Con người sinh ra, mỗi người mỗi tính nết khác nhau, sự đam mê cũng khác nhau, ít ai giống ai. Hoa hồng cũng có nhiều giống, mỗi giống lại có nhiều loại mang những đặc tính...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 1)
Hồng là loại cây trồng không kén đất lắm, thích hợp ở những loại đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,... miễn là xốp và giàu dinh dưỡng là được (yêu cầu đất: nhẹ, xốp, thoáng, giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng).
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 2)
Trồng bất cứ loại cây gì cũng phải lo chăm sóc chu đáo thì mới mong gặt gái được kết quả như ý được. Việc chăm sóc vườn ươm hồng nặng nhất là công tưới:
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 3)
Để cho hồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đồng loại, hoa to sắc rực rỡ thì kỹ thuật chăm sóc và bón phân là vô cùng quan trọng
-
Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng hoa hồng môn
Điều kiện ngoại cảnh tác động rất lớn đến năng suất và phẩm chất của hoa, muốn trồng hoa hồng môn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tìm hiểu kỹ các yếu tố ngoại cảnh.
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng môn
Hồng môn là loại hoa đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa. Hồng môn có thể trồng trên luống và trồng trong chậu dùng để trang trí trong nhà.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô