Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 1)
1. Chuẩn bị đất trồng hoa hồng hồng
Hồng là loại cây trồng không kén đất lắm, thích hợp ở những loại đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,... miễn là xốp và giàu dinh dưỡng là được (yêu cầu đất: nhẹ, xốp, thoáng, giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng).
1.1. Nếu trồng trong vườn, trồng đại trà
Trồng đại trà là trồng số nhiều hàng trăm cây, với diện lớn.
1.1.1. Chọn đất:
Muốn lập vườn trồng hồng để ươm, ghép cây con ra bán, hoặc trồng để cắt cành thì cũng phải chọn đất phù hợp. Chọn đất có khu vực thích hợp để trồng hồng: Mưa ít, chủ động được tưới, tiêu,...Ngoài khí hậu, đất trồng hồng tốt nhất là các loại đất phù xa, đất cát pha nhiều dinh dưỡng, tránh trồng ở những loại đất nhiễm phèn, mặn, và nhiều sét.
- Làm đất:
Khi ra chọn được khu vực đất tốt rồi, thì ta tiến hành cày sâu, quốc bẫm để đất được tơi xốp.
Lưu ý:
+ Nên cày ải nhiều lần, nghĩa là cày xong tiến hành phơi nắng, gió 1 thời gian để cho hả hết khí độc tiềm tàn trong đất lâu năm được thoát ra ngoài đồng thời cũng tiêu diệt được 1 số mầm mống dịch bệnh có sẳn trong đất như: nấm, vi khuẩn, sâu hại,...
+ Cày bừa xong nên dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại, gạch đá, cành cây, rễ cây tạp còn lẫn lộn trong đất...
- Lên luống:
Trước khi làm luống bà con nhà vườn nên có sự tính toán trước khi ươm cây: Xem là mục đích lên luống là ươm cây làm gốc ghép, sau đấy đợi khi ra rễ đầy đủ, bưng ra trồng vào giỏi tre, bao nilon,... hay là ươm làm gốc ghép rồi ghép cành trực tiếp tại chỗ,...Nhưng với mục đích như thế nào đi nữa thì việc đầu tiên cũng phải ươm cây làm gốc ghép trước:
+ Đối với cây làm gốc ghép:
Tốt nhất là nên trồng cây hồng dại, sức sống khỏe và được trồng lâu năm mới tàn. Cành của hồng dại có khả năng giâm mưu ra rễ và tỷ lệ sống cao. Nên chọn những khúc cành hồng dại không quá già cũng không quá non, khoảng tầm 15 cm là vừa. Hom giống chặt xong là có thể giâm ngay. Khoảng cách giữa 2 hom giống là 10cm nếu ươm xong đợi ra rễ đầy đủ bấng lên trồng vào giỏ, vào chậu chờ ghép cành. Khoảng cách giữa 2 hom giống là 20cm nếu ghép cành trực tiếp tại chỗ rồi sau đó mới bấng đem trồng giỏ, chậu. Còn nếu trồng ghép rồi sau này cắt bán chợ thì khoảng cách 2 hom giống có thể là 40 – 50cm.
Lưu ý: Trước khi giâm lên luống ta tưới cho mặt luống ẩm. Việc giâm nên thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều tối lúc khí hậu mát mẻ.
+ Đối với cây làm mắt ghép:
Cây làm mắt ghép hay cành ghép: là những cây giống tốt, sai hoai, hoa to đẹp, lại tỏa hương thơm.
Sau khi cày bừa xong ta tiến hành lên luống có 2 loại luống chính: Luống nổi và luống chìm.
+ Ở những nơi đất thấp, sau cơn mưa dễ bị ngập úng ta phải làm luống nổi. Ngoài ra phải đào mương rãnh để dễ dàng thoát nước khi cần.
+ Những nơi đất cao như đất đồi chẳng hạn. Nơi nước mưa bị rửa trôi tuột hết vào chỗ trũng thì cứ trồng hồng ngay trên mặt đất, sau kỳ cày quốc kỹ, và cũng không cần phải đào mương rãnh thoát nước.
+ Liết trồng hồng thường có chiều rộng 1m, chiều dài khoảng 12 – 15 m, chiều cao từ 25 – 30 cm. Giữa 2 luống nên để khoảng cánh 0,5m làm lối đi, dọc theo 2 bên lối đi này nên vét rãnh có chiều sâu 10 cm, rộng 10 cm làm rãnh thoát nước.
+ Trước khi trồng cây ta phải rải 1 lớp phân chuồng hoai, hay mùn hữu cơ,.. lên mặt luống sau đó xới xáo cho đều phân với lớp đất mặt của luống.
1.2. Nếu trồng trong chậu (Sứ, nhựa,...)
Cây hồng trồng trong chậu cũng tạo được nét triêng của nó.
1.2.1. Chậu trồng Hồng:
Cây Hồng không to cao nên chậu trồng không cần lớn. chọn loại chậu có đường kính mặt chậu từ 25cm đến 40cm, và chiều cao khoảng 25cm là vừa. Chậu như vậy vừa gọn nhẹ, tiện việc di chuyển khi cần.
- Với chậu nhỏ hơn kích thước vừa kể, trồng vào đó một gốc Hồng vẫn đẹp, nhưng trở ngại là chất dinh dưỡng chứa bên trong không được bao nhiêu, nên ta lại phải bận tâm đến việc vô phân cho cây tươi tốt. Còn dùng chậu lớn hơn thì có thể trồng nhiều cây và phải đặt vào nơi cố định. Trong trường hợp này ta nên chọn chậu men, có hoa văn đẹp, góp phần vào việc trang trí cho sân vườn.
- Chọn mua một cái chậu, ta phải quan sát các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu. Nên chọn loại chậu có hai lỗ thoát nước, nếu chỉ có một, thì cái lỗ đó phải đủ rộng (đường kính khoảng 2cm) mới đủ sức thoát nước... Vì như quý vị đã biết, cây hoa Hồng không chịu úng thủy. Nước mưa hay nước tưới vào chậu, lượng nước dư thừa không có lối thoát ra thì bộ rễ cây Hồng sẽ hư thối, làm chết cây.
- Nên tìm mua loại chậu có chân, để đáy chậu không áp sát xuống mặt đất, gây trở ngại cho việc thoát nước. nếu không, phải kêu chậu lên, cách mặt đất khoảng 5cm mới tốt.
1.2.2. Giá thể:
Chính vì biết tính ý của giống hoa này, nên ngày nay người ta trồng hồng không cần đặt trọn vẹn niềm tin vào đất, vì tự chế ra một chất liệu trồng khác gọi là giá thể.
- Chất liệu nhân tạo này do có độ nhẹ, xốp vừa giúp cho bộ rễ vốn yếu của cây hồng có nơi bám víu vào mà phát triển, lại vừa có một thứ phân giúp cho cây có thêm thức ăn mà tươi tốt. Chất liệu dùng làm giá thể gồm có trấu, rơm vụn, mạt cưa, than bùn, than trấu, hạt nhựa nhỏ, gạch loại xấu có độ xốp được đập nhỏ ra như cát... Chất liệu này có ba yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của hao hồng là nhẹ xốp, thoáng và giữ ẩm.
- Tất nhiên, chỉ có giá thể không thôi không thể trồng được hoa hồng. Ta chỉ nên sử dụng nó chừng 1/3 hay 1/4 mà thôi, phần còn lại là đất và phân hữu cơ, và một ít phân vô cơ thì mới đủ dinh dưỡng cho cây hồng sống được.
1.2.3. Phân tro vô chậu:
Thông thường thì có những “công thức” trộn phân cho vào chậu như sau:
- Đất thịt (hay cát pha) tơi nhuyễn + với phân chuồng hoai, mỗi thứ một nửa trộn lại cho đều trước khi đổ vô chậu.
- Một phần đất thịt (hay cát pha) tơi nhuyễn. Một phần tro trấu. Một phần phân chuồng hoai. Ba thứ số lượng bằng nhau, và trộn cho đều...
- Một phần đất mùn. Một phần phân chuồng hoai. Một phần tro trấu. Ba thứ đó có số lượng bằng nhau. Thêm một muỗng cà p hê phân hóa học NPK (hay DAP) cho mỗi chậu, rồi trộn tất cả các thứ đó cho đều...
Lưu ý: Trồng Hồng bằng tro trấu rất tốt, nhưng nếu cho vào chậu với số lượng nhiều quá (hơn phân nửa) lại bất lợi cho việc trồng Hồng. Vì tro chấu vốn xốp, không giữ nước được độ ẩm lâu dài được. Trong khi đó thì cây Hồng lại trồng giữa nắng chang chang cả ngày, đất trộng không giữ ẩm thì cây sẽ mất sức. Ngược lại, trong thời gian đang ương cây, đang giâm cành lúc nào cũng được che nắng thì việc trồng bằng tro trấu lại có kết quả tốt.
1.2.4. Cách trồng:
- Nên trồng Hồng vào chậu lúc sáng sớm hoặc xế chiều, vì vào giờ đó không khí mát mẻ. Trồng vào mùa mưa hay mùa nắng vẫn được, trồng vào mùa nắng trong vài tuần đầu ta phải che nắng cho cây; hoặc ban ngày đem chậu vào chỗ râm mát, chờ tối lại bưng ra phơi sương. Có chịu khó dưỡng cây như vậy trong thời gian đầu thì cây Hồng mới sống được.
- Trồng Hồng vào chậu ta nên tiến hành những bước sau đây:
+ Lấy những miếng ngói nhỏ hay gạch bể bằng hai ngón tay kê trên những lỗ thoát nước ở đáy chậu sao cho hở ra một khoảng trống, đất không bít lại mà nước tưới lại có lối thông thoát ra ngoài.
+ Đất và phân trộn xong, đổ vào một phần ba chậu. Sau đó, tưới nhẹ cho đất ướt, và kiểm soát xem nước tưới có thoát ra được ở các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu không. Nếu lỗ bị bít thì phải điều chỉnh lại cách đặt các miếng ngói... Trong trường hợp “khó khăn” quá thì không bỏ ngói vào chậu.
+ Bứng cây Hồng vào chậu. Nếu cây nằm trong bầu nilon thì đặt cây nằm nghiêng trong chậu, dùng dao bén rạch đứt bao nilon từ trên xuống dưới để lột bao ra khỏi bầu. Sau đó, nhẹ nhàng đặt cây đứng thẳng lên giữa chậu, rồi lấy đất trộn phân chèn chung quanh. Nên dùng tay ấn đất cho dẽ xuống để giữ cho gốc khỏi lung lay. Không nên ấn quá chặt vì có thể làm đứt các rễ non. Sau đó tưới nhẹ cho đất dẽ xuống..
+ Nếu cây mua về nằm trong chậu xi măng hoặc chậu đất nung mà kích thước quá nhỏ không thể trồng tiếp được; hoặc mình muốn sang qua chậu nhà lớn hơn, đẹp hơn thì, một là nhẹ tay đập bể chậu đó để bưng nguyên bầu cây sang chậu mới (đã có sẵn một phần ba phân và đất), hai là tưới nước vào chậu cho đất mềm ra không bám cứng vào thành chậu. Sau đó, một tay luồn dưới đít chậu nhấc chậu bổng lên, bàn tay kia xòe rộng ra dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy gốc Hồng, những ngón còn lại giữ vững cái bầu đất, lật ngược chậu lên thì khối nặng của đất sẽ sút ra khỏi chậu. Nên cho cả bầu đất này vào chậu, sau đó chèn đất mới (đã trộn phân) chung quanh cho dẽ chặt...
+ Nếu cây mua về nằm trong giỏ tre thì có cách xử lý như sau: Dùng kéo sắt cắt dọc giỏ tre từ trên xuống dưới để loại giỏ ra ngoài. Việc kế tiếp là rạch bao nilon cũng từ trên xuống dưới để lột bỏ ra khỏi bầu đất. Sau đó, ta đặt đầu đứng thẳng trong chậu rồi chèn đất xung quanh...
+ Việc trồng cây Hồng mới mua về vào chậu kiểng dễ đối với những ai đã thao tác quen tay, còn đối với người mới thực hành lần đầu thì có khi vì lúng túng mà hỏng việc. Chỉ cần sơ sẩy làm bể bầu đất khiến bộ rễ bị thương tổn là cây đã mất sức khó sống.
+ Điều quan trọng của việc trồng cây Hồng vào chậu là lớp mặt đất trong chậu phải nằm ngang cổ rễ, và phải thấp hơn thành chậu khoảng vài ba cm. Mắt ghép trên cây phải cao hơn mặt đất chậu khoảng 5cm mới tốt.
+ Nhiều người khi trồng cứ lấp đất tràn chậu, thậm chí còn đắp vun lên, tưởng làm như vậy cây sẽ có thêm chất dinh dưỡng để sống tốt. Thật ra, đất lấp tràn chậu (nhất là đắp vun lên) không có lợi cho cây, vì nước tưới bị tràn ra ngoài gần hết, lại mang theo chất màu trong đất trôi đi. Đó là chưa nói đến việc gây ra dơ bẩn cho khu vực trồng cây cảnh. Cách tốt nhất như chúng tôi vừa nói là mặt đất trong chậu phải thấp hơn thành chậu khoảng vài ba cm mới tốt, có như vậy nước tưới mới có cơ hội thấm dần khắp mọi ngõ ngách trong chậu, chỉ có phần dư ra mới thoát ra ngoài.
+ Khi trồng xong, ta nên tưới nhẹ lên toàn thân cây và gốc cây một lần nữa, như là cách “hà hơi tiếp sức” cho cây được sống mạnh hơn.
+ Việc kế tiếp là dùng vài ba que tre nhỏ bằng ngón tay út, hay bằng chiếc đũa ăn cơm, ới chiều dài khoảng bốn năm mươi cm, một đầu cắm sâu xuống đất, còn đầu que hướng về phía thân hay các cành Hồng, cột chặt chỗ nhánh Hồng tiếp giáp với que tre để giúp cây có thể đứng thẳng, đứng vững khi bộ rễ của nó chưa đủ để tiếp xúc với môi trường sống mới.
Sau cùng, ta che nắng cho chậu Hồng, hoặc bưng chậu vào nơi có bóng râm, giúp cây khỏi héo úa.
-
Hướng dẫn chọn giống cây hoa hồng
Con người sinh ra, mỗi người mỗi tính nết khác nhau, sự đam mê cũng khác nhau, ít ai giống ai. Hoa hồng cũng có nhiều giống, mỗi giống lại có nhiều loại mang những đặc tính...
-
Có phải hoa hồng là cây trái tính trái nết?
Nhiều người cho rằng cây hoa hồng là giống cây trái tính trái nết, nó không đến nỗi “nắng không ưa mưa không chịu”, nhưng phải trồng trong điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp thì mới phát triển tốt, hoa mới đạt yêu cầu....
-
Loại đất nào phù hợp với hoa hồng
Nói chung, với đất thì cây hồng không kén chọn lắm. Bằng chứng là nước ta, từ Nam chí Bắc nơi nào cũng trồng được hoa hồng. Giống hoa này có khả năng sống được và phát triển mạnh một cách bình thường trên nhiều loại đất có cấu tượng khác nhau như đất đồi,
-
Kỹ thuật nhân giống hoa hồng
Trồng hoa hồng có hai cách để nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Nhân giống hữu tính là cách gieo hột để có cây con mà trồng. Còn nhân giống vô tính là cách chiết cành, ghép cành và giâm cành...
-
Kỹ thuật nhân giống hoa hồng (tiếp theo)
Trồng hồng theo phương pháp nhân giống vô tính là tạo cây hồng con bằng nhiều cách: chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Phương pháp này tuy có tốn thời gian và công sức, nhưng được điều lợi là cây con mang những đặc tính tốt y như cây mẹ vậy...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà