Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng môn
1. Chuẩn bị trước khi trồng
1.1. Xác định mật độ, khoảng cách
- Trồng trên luống: thiết kế mặt luống rộng 1,2m, rãnh 0,8m, luống có độ sâu 30cm để chứa giá thể trồng cây, đáy luống trải bạt plastic và có đường thoát nước ở phần thấp
- Trồng cây với mật độ hàng cách hàng 35 - 40cm, cây cách cây 30 - 35cm, cách mép luống 7,5cm.
- Trồng trong hậu: dùng chậu có kích thước lớn, dung tích tối thiểu là 5 lít. Đáy chậu có nhiều lỗ để tạo độ thông thoáng cho bộ rễ phát triển. Khi trồng xong cần phải được kê cao bằng gạch hoặc treo lên để ngăn chặn bệnh xâm nhiễm từ đất vào trong giá thể cây trồng. Chậu có thể dùng loại gốm sứ, chậu đất nung hoặc nhựa. Trồng trong chậu xếp khoảng cách các chậu tùy theo tuổi cây.
- Mật độ trồng. Giống cây dạng tán hẹp, mỗi mét vuông có thể trồng 10 cây. Giống tán rộng mỗi mét vuông trồng 6 - 8 cây. Quy cách trồng hai hàng thẳng để giúp thông gió tốt, dễ chăm sóc.
- Nếu trồng trong nhà che có thể để khoảng cách hàng 35cm, cây cách cây tuỳ theo giống có thể 20 - 30cm, ứng với mỗi m2 có thể từ 8 - 10 cây hay 7 - 8 cây.
Khoảng cách trồng trên luống trong nhà lưới - Khoảng cách hợp lý trồng trong chậu
1.2. Chuẩn bị cây con
- Có nhiều phương pháp để chuẩn bị cây giống cây hồng môn như: gieo hạt, tách cây con hoặc nuôi cấy mô.
- Phương pháp thường dùng là tách cây con từ cây mẹ khi cây mẹ từ 3 năm tuổi trở lên. Cây con được tách phải có từ 3 - 4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng dớn bọc chỗ cây con mới tách, để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng.
-Bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào: Cây trong ống nghiệm sau khi cây con đạt chiều cao 40 - 50mm, có từ 5 - 6 lá, đầy đủ bộ rễ (dài rễ 2 - 3cm) có thể tiến hành ra ngôi.
- Bằng phương pháp gieo hạt: Khi cây cao 3 - 4cm tiến hành tách cây ra khỏi giá thể và đưa cây vào trong khay xốp chăm sóc
- Sau khi ra ngôi khoảng 2 - 3 tháng cây hồng môn sẽ đạt đạt tiêu chuẩn trồng như sau:
+ Cây khỏe, xanh tốt, không dị dạng, không bị sâu bệnh
+ Chiều cao cây từ 10 - 12cm và có 4 - 6 lá
+ Số lượng rễ trên cây lớn hơn 6 rễ và rễ dài 2 - 4cm
- Cây con được rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Daconil 0.5 %) rồi đem trồng.
Cây muôi cấy mô đạt tiêu chuẩn trồng - Cây tách từ cây mẹ đạt tiêu chuẩn trồng
Chú ý:
- Đối với cây cấy mô có nhược điểm là thời gian ra hoa lâu, khoảng 16 tháng ra hoa được 50%, sau 20 tháng ra hoa hết 100%. Ưu điểm là cây đẻ bụi nhiều, sạch bệnh.
- Đối với cây tách thân lấy cây con từ cây mẹ cách này thông dụng và bà con dễ làm, nhân giống nhanh và cây phát triển cho hoa sớm có thể thu hoa sau 4,5- 6 tháng trồng. Nhưng có nhược điểm có thể mang mầm bệnh , già cỗi nên tốc độ đẻ bụi chậm.
- Đối với cây con từ gieo hạt ưu điểm khỏe, đẻ nhiều. Nhược điểm thời gian cho hoa tương đối lâu khoảng từ 14 - 16 tháng, cách này hiện nay hầu như không dùng.
2. Trồng và chăm sóc cây con
2.1. Trồng cây con
- Trồng trên luống: Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, xung quanh đắp bờ gạch, sẽ dễ tưới nước thích hợp với vùng phía Bắc (khô hạn); hoặc trồng luống cao, mặt luống cao hơn mặt ruộng, hợp với các tỉnh phía Nam mưa nhiều, dễ thoát nước.
- Trồng cây với mật độ hàng x hàng 35 - 40cm, cây x cây 30 - 35cm, cách mép 7,5cm. Moi một lỗ nhỏ theo khoảng cách quy định, đặt nhẹ cây con, lấp giá thể lại, ấn nhẹ xung quanh gốc giữ cho cây ngay ngắn. Sau khi trồng phủ lưới che cho vườn râm mát.
Hồng môn trồng theo luống trong vườn che
- Trồng trong chậu:
+ Cho lớp giá thể dày tối thiểu 5 - cm xuống đáy chậu
Chuẩn bị giá thể đẻ trồng gồm xơ dừa, trấu, phân bò hoai và phân vi sinh
+ Xử lý rễ bằng dung dịch thuốc phòng bệnh vi khuẩn
+ Lấy cây con đặt vào chậu mới
+ Cây đặt ngay ngắn, cây thẳng đứng, không nghiêng ngả Lấp thêm giá thể quanh gốc dày 6 - 8cm
+ Ấn nhẹ tay đảm bảo cây không bị vỡ bầu.
+ Tưới nước nhẹ.
a. Đóng giá thể vào chậu - b. Xử lý rễ bằng dung dịch thuốc phòng bệnh vi nấm -
c. Đặt cây ngay ngắn - d. Dện chặt giá thể
- Sau khi trồng xong xếp chậu thẳng hàng trên luống
+ Tưới đẫm nước ngay để rễ cây tiếp xúc với giá thể.
Tưới nhẹ cây sau trồng
+ Phủ lưới che râm để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ giúp cây phát triển tốt.
+ Trong vòng 7 - 10 ngày không được tưới NPK nhưng cần giữ ẩm.
+ Sau khi cây ổn định rễ, không bị héo, tiến hành tưới phân cho cây. Hòa loãng phân để tưới, kết hợp khi tưới nước.
+ Khi trồng xong chậu cần phải được kê cao bằng gạch hoặc treo lên để ngăn chặn bệnh xâm nhiễm từ đất vào trong giá thể cây trồng.
- Sang chậu: Sau khi trồng khoảng 6 - tháng cây hồng môn sinh trưởng và phát triển rộng tán lá và bộ rễ, lúc này cần chuyển cây sang chậu lớn hơn.
* Cách sang chậu:
- Rũ bỏ bớt phần giá thể cũ
- Dùng dao bén, sạch để cắt sát phần rễ ngang phát triển quá dài .
- Ngâm phần vết cắt vào dung dịch Zinep 20g/10lít nước khoảng 5 phút.
- Sau đó đặt nhẹ nhàng vào chậu.
- Cho giá thể vào và ấn chặt xung quanh.
- Chú ý: trồng ngang phần cổ rễ, không quá sâu hoặc quá cạn. Phần gốc trồng sang chậu khác.
- Sau khi trồng cây xong chuyển vào nơi có độ râm mát cao.
- Tưới giữ ẩm đều cho cây phục hồi.
- Sau khi trồng để nơi râm mát 10 - 15 ngày cần chuyển chậu sang khu vực dưỡng cây, có nhiều ánh sáng hơn .
- Sau đó tùy vào nhiệt độ có thể tưới mỗi ngày từ 1 - 3 lần, nhưng không được tưới quá nhiều.
a. Cắt bớt rễ để sang chậu, trồng lại - b. Trồng lại sang chậu lớn hơn
2.2. Làm cỏ cho hoa hồng môn
- Đặc điểm vườn hồng môn lá rất nhiều, rậm rạp do vậy rất ít cỏ dại mọc chen lấn. Tuy nhiên trong giai đoạn cây còn nhỏ v n có cỏ dại phát triển, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra vườn cây hoặc các chậu cây đã trồng. Nếu phát hiện thấy có cỏ cần sử lý kịp thời.
- Trường hợp trồng trên luống có thề nhổ bằng tay hoặc dụng cụ cuốc, dao nhọn để làm cỏ. Trường hợp trồng trong chậu thì dùng tay nhổ bỏ cỏ.
2.3. Tưới nước cho hoa hồng môn
- Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 0 dến 80 % với nhiệt độ từ 18 - 20oC. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh.
- Nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 35oC thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.
- Do vậy, sau khi trồng cây nên tưới nước vào gốc khoảng 1 - 2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh. Mùa khô ngày tưới nước 2 lần.
- Hiện nay đa số là dùng phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa.
Hệ thống tưới phun có thể di động
2.3.1. Kỹ thuật tưới nhỏ giọt
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt là một trong những tiến bộ mới về công nghệ tưới nông nghiệp trên thế giới hiện nay.
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt cũng đã được ứng dụng tại Việt nam trong vòng vài năm năm trở lại đây. Và nó đang trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.
- Trong tình hình hiện nay, một số vùng trồng thường gặp khó khăn về chi phí nhân công cũng như thiếu hụt nước tưới trong mùa khô, thì hệ thống tưới nhỏ giọt là giải pháp công nghệ giúp mang hiệu quả cao thông qua các ưu điểm nổi trội:
- Tiết kiệm lượng nước tưới và phân bón, tiết kiệm chi phí nhân công lao động, dễ dàng điều tiết chế độ dinh dưỡng và nước tưới phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây. Qua đó, giúp hạn chế phát sinh dịch hại và gia tăng năng suất cây trồng.
- Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác (phần có bộ rễ cây trồng)
- Tạo nên điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ tiêu hóa thức ăn và quang hợp cho cây hoa hồng môn.
- Cung cấp nước một cách đều đặn nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước và trong đất, khắc phục được hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất.
- Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa (hơn cả ở tưới phun mưa) vì nó tránh triệt tiêu đến mức tối thiểu các loại tổn thất nước (do thấm và bốc hơi), ở hệ thống tưới nhỏ giọt đất tưới cũng được tiết kiệm tối đa.
- Không gây ra xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ kết cấu tầng đất do tưới nhỏ giọt được thực hiện một cách liên tục với mức tưới rất nhỏ dưới dạng từng giọt.
- Đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa cao độ khâu nước tưới. Tạo điều kiện cơ giới, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu khác như: phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp tưới nước.
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp và lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng giảm chi phí quản lý vận hành.
- Tưới nhỏ giọt đã góp phần ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.
- Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho phép cung cấp nước trực tiếp đến tận rễ cây và khống chế phân bố độ ẩm vùng hoạt động của bộ rễ cây nên rất tiết kiệm nước tưới.
- Cung cấp nước thường xuyên, tạo ra môi trường ẩm trong đất gần độ ẩm tối đa đồng ruộng.
- Lượng nước tưới có thể được khống chế và điều khiển dễ dàng để bảo đảm nước tưới được phân bố đều trong vùng đất có bộ rễ hoạt động, duy trì độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng môn.
2.3.2. Kỹ thuật tưới phun mưa
- Là hình thức tưới hiện đại nhằm cung cấp nước cho cây trồng ở dạng mưa nhân tạo bằng các thiết bị riêng gọi là máy phun mưa.
- Tưới phun mưa có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về cung cấp nước tưới cho cây trồng.
- Đây là phương pháp tưới bằng cách dùng máy phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360oC được đặt cao khỏi mặt đất 0,5 - 1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù) hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay để tăng ẩm độ không khí cho cây, chống hiện tượng rụng hoa do thời tiết khắc nghiệt.
Máy bơm nước
* Ưu điểm của kỹ thuật tưới phun mưa
- Tiết kiệm được nước tưới nhất là ở những vùng trồng hoa khó khăn về nước tưới.
- Là hình thức tưới thực sự hữu ích ở những nơi có địa hình phức tạp vì không phải san phẳng mặt ruộng.
- Có tác dụng tốt với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây, vừa sạch bụi, hạ thấp nhiệt độ, làm tăng độ ẩm không khí của tiểu khí hậu đồng ruộng vùng tưới.
- Nước được phân bố đồng đều trên khắp mặt ruộng, năng suất tưới cao.
- Không gây cản trở sự trao đổi khí giữa đất và các tầng không khí sát mặt đất.
- Cấu trúc đất ở phần phát triển của bộ rễ cây không bị phá vỡ do lực tác động vào đất khi tưới nhỏ nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ cây.
- Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.
* Nhược điểm của kỹ thuật tưới phun mưa
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn nên khó phát triển đại trà nhất là trong điều kiện khó khăn về vốn, điện, nước… ở các vùng trồng hoa của nước ta hiện nay.
- Thời gian tưới nên tiến hành trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà vườn.
Tưới phun mưa 5 - 15 phút mỗi lần/ngày là đủ ẩm
- Hoa hồng môn đòi hỏi nước nhiều, hiện nay đa số là dùng phương pháp tưới phun và tưới trên rãnh. Kinh nghiệm cho thấy, tưới rãnh hiệu quả hơn nhưng độ ẩm không khí thấp, vì vậy cần tưới phun để tăng độ ẩm cho lá.
2.4. Bón phân cho hoa hồng môn
- Khi trồng hồng môn tuyệt đối không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây.
- Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng, có thể tưới nước phân hoặc dùng vỏ đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho cây. Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK 12-12-17-9 + TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp.
- Bón phân nên kết hợp với tưới nước. Cách - 10 ngày tưới một đợt phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 + TE pha loãng với nồng độ 1kg/300 lít nước.
Phân NPK 20-20-15 + TE và 16-16-8 + TE
- Ngoài việc tưới phân NPK cho cây cần phun thêm phân bón lá Plant soul 3 với nồng độ 1/800, định kỳ ngày phun/lần.
- Bón phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài ra bà con có thể phun thêm các chế phẩm như phân Đầu trâu (tỷ lệ: 20-20-15 +TE), Compound Sodium Nitrophenolate (Atonik), B1
Bón phân cho hồng môn - Rắc đều phân xung quanh gốc
Chú ý:
- Cây trồng trên luống phải thẳng hàng.
- Cây trồng trong chậu phải thẳng đứng.
- Giá thể trong chậu không được cao hơn mép chậu.
- Không bón phân lót trước khi trồng.
- Tưới nước đủ ẩm.
- Bón phân cân đối.
3. Chăm sóc khác
3.1. Tỉa lá, hoa
- Vườn hồng môn sau 3 năm trồng trở lên có bộ rễ phát triển khá rậm rạp, lá phát triển nhiều, một số lá già cỗi … mặt khác có xuất hiện một số hoa bị bệnh hoặc phát triển không bình thường. Do vậy ta cần kiểm tra thường xuyên và tỉa bỏ lá hoặc hoa không đạt yêu cầu, cụ thể:
Cách tỉa lá:
- Cần tỉa bỏ lá già để tạo độ thông thoáng cho luống trồng và để nụ hoa phát triển tốt.
- Dùng kéo hoặc dao bén, sạch cắt đoạn cuống lá chừa lại từ 2 - 3 cm từ gốc lên.
- Sau khi cắt dùng dung dịch Kasuran phun vào vết cắt để phòng thối cuống lá.
- Sau khi cắt xong mỗi luống phải làm sạch dao và sát trùng bằng cồn sau đó mới cắt luống tiếp theo.
Kéo cắt tỉa lá già - Tỉa bỏ lá, hoa cong non bị sâu bệnh bằng kéo
a. Lá già tỉa bằng tay sát thân, tránh làm hư chồi mới mọc - b. Lá bị vàng do vi khuẩn phải cắt tỉa và sát trùng kéo sau đó - c. Lá dị dạng phải cắt tỉa
* Cách tỉa hoa:
- Cần tỉa bỏ các hoa sâu bệnh phá hoại hoặc hoa dị hình để không còn nguồn lây lan bệnh đồng thời làm cho thông thoáng vườn hoa.
- Cách tỉa dùng dao bén, sạch cắt đoạn cuống hoa chừa lại từ 2 - 3 cm từ gốc lên.
- Sau khi cắt xong mỗi luống phải làm sạch dao và sát trùng bằng cồn sau đó mới cắt luống tiếp theo.
- Sau khi cắt dùng dung dịch Kasuran phun vào vết cắt để phòng thối cuống hoa.
Các loại hoa sâu bệnh, dị dạng cần cắt bỏ
3.2. Thông gió trong nhà che
- Đặc điểm vườn cây hồng môn trồng mật độ tương đối dày, tổng diện tích lá trong vườn lớn nên dễ có hiện tượng thiếu ôxy. Vì vậy khi thiết kế nhà che cần phải có chỗ thông gió.
3.3. Điều chỉnh ánh sáng
- Hồng môn là cây chịu bóng bán phần thích hợp trồng cây nội thất. Do vậy khi trồng hồng môn cần phải có dàn che bóng.
- Nếu trồng hoa hồng môn trong nhà che do có màng che nên rất khó đạt tới độ bão hoà, vì vậy bổ sung ánh sáng rất quan trọng. Ở các tỉnh phía Bắc chỉ cần che bớt ánh sáng vào mùa hè.
- Vào mùa hè dùng 2 lớp lưới đen (dệt kim), che cao 2,0 - 2,5m để đảm bảo giảm bớt được 0% cường độ ánh sáng.
Vườn che bóng cho hồng môn
- Vào mùa đông tùy vào điều kiện thời tiết có thể để 2 lớp, 1 lớp lưới hay kéo cả 2 lớp lưới vào. Cường độ ánh sáng luôn đảm bảo ở tỷ lệ ánh sáng thích hợp là 30% giúp cây sinh trưởng tốt, cho nhiều hoa, hoa to, màu sắc rực rỡ hơn.
-
Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng hoa hồng môn
Điều kiện ngoại cảnh tác động rất lớn đến năng suất và phẩm chất của hoa, muốn trồng hoa hồng môn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tìm hiểu kỹ các yếu tố ngoại cảnh.
-
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hoa hồng môn
Nhân giống hồng môn có 2 phương pháp: nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính trong đó nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá cho phép nhân nhanh đồng nhất...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô