Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hoa hồng môn

Cây trồng liên quan: Cây hồng môn

1. Nhân giống vô tính:

1.1. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (nhân giống invitro)

- Bằng phương pháp nhân giống hồng môn từ lá cho phép nhân nhanh một số lượng lớn cây giống hồng môn đồng nhất với giá thành giảm, có thể cung cấp cây giống cho các nhà trồng hoa thương mại để phát triển trồng hoa trên diện rộng.

- Nhân giống hồng môn bằng phương pháp nuôi cấy mô chủ yếu từ lá, đây là quy trình hiện nay được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong những cơ sở nuôi cấy.

- Thời gian từ khi cấy mẫu lá đến khi cây con đủ tiêu chuẩn ra ngôi khoảng 10 - 12 tháng.

Các  giai đoạn trong quy trình nuôi  cấy mô hoa hồng môn

Các  giai đoạn trong quy trình nuôi  cấy mô hoa hồng môn

a. Lấy mẫu lá và khử trùng tạo mẫu sạch

- Lấy mẫu lá tươi khoẻ trên cây.

- Rửa sạch lá bằng xà bông rồi rửa kỹ lại bằng nước lạnh 4 - 5 lần.

- Cho mẫu lá vào dung dịch nước tẩy (nước Javen) 10% ngâm trong 10 phút để diệt khuẩn hoặc có thể sử dụng dung dịch Canxihypocholorid 15% để khử trùng sạch trong thời gian 15 phút.

- Đưa mẫu lá vào tủ cấy vô trùng và rửa lại lá bằng nước cất vô trùng 4 - 5 lần.

- Cắt mẫu lá thành những mảnh nhỏ kích thước 1cm x 1cm và chọn lại những mẫu tươi và không bị hư trong quá trình xử lý.

Lấy mẫu lá trên cây - Cắt mẫu lá sau khi đã sử lý

a. Lấy mẫu lá trên cây - b. Cắt mẫu lá sau khi đã xử lý

b. Tạo và nhân callus (mô sẹo)

- Đưa mẫu vào môi trường MS có bổ sung 30 g/l saccharose, 1.5mg/l BA, 1mg/l 2,4D và 8g/l agar chứa trong bình cấy hay bịch nilong đã chuẩn bị sẵn.

- Đặt các bình cấy dưới ánh sáng huỳnh quang 2000 - 3000lux khoảng 16 giờ một ngày nếu có thể và giữ nhiệt độ trong khoảng 24 - 26oC.

- Sau khoảng 3 - 4 tháng mẫu lá sẽ tạo nhiều callus.

Mẫu lá được cấy vào môi trường tạo callus  - Mô sẹo (callus)

Mẫu lá được cấy vào môi trường tạo callus  - Mô sẹo (callus)

Bảng 1. Thành phần các chất có trong môi trường dung dịch mẹ MS

Dung dịch mẹ (Stock)

Hóa chất

Nồng độ (g/l)

Số ml dung dịch mẹ cần cho 1000ml dung dịch làm việc

A

Na2-EDTA

FeSO4.7H2O

7,45

5,57

5

B

NH4NO3

KNO3

82,5

95,0

20

C

H3PO3

KH2PO4

KI

Na2MoO4.2H2O

CoCl2.6H2O

1,24

34,00

0,166

0,050

0.005

5

D

MgSO4.7H2O

MnSO4.4H2O

ZnSO4.7H2O

CuSO4.5H2O

74,00

4,46

1,72

0,005

5

E

CaCl2.2H2O

88,00

5

F

Thiamine.HCl

0,02

5

G

NAA

0,10

1

H

Kinetin

0,40

0,5

c. Tái sinh cụm chồi

- Sau khi xuất hiện callus ở mẫu cấy và bình cấy không bị nhiễm tiến hành đưa mẫu vào môi trường tái sinh cụm chồi.

- Môi trường dinh dưỡng thường được sử dụng là môi trường MS có bổ sung saccharose 3%, agar 9 g/lít, chất kích thích sinh trưởng 6BA 0,7 mg/lít ở độ pH= 5,8.

- Đặt bình cấy dưới ánh sáng điện huỳnh quang có 2000 - 3000lux và giữ nhiệt độ trong khoảng 24 - 26oC .

- Sau 2 - 3 tháng thì các đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển và tạo được nhiều cụm chồi với các kích thước khác nhau.

Tái sinh cụm chồi

Tái sinh cụm chồi

d. Nhân nhanh cụm chồi

- Sau khi đã phát triển thành nhiều cụm chồi thì các chồi này cần phải được tách ra để nhân nhanh.

- Các cụm chồi nhỏ có kích thước 5 - 10mm được tách ra và cấy lên môi trường MS có bổ sung saccharose 3%, agar 9 g/lít, chất kích thích sinh trưởng 6BA 0,5 mg/lít và GA3 0,1mg/lit ở độ pH = 5,8 được đặt trong các bình tam giác.

- Cụm chồi phát triển tốt thì sau 2 tháng sẽ đạt được từ 4 - 5 chồi/cụm. Các chồi, cụm chồi phát triển mạnh sẽ cho thấy các cây con có màu xanh non, kích thước cây từ 20 - 30mm.

Tách cụm chồi - Cấy chồi vào môi trường nhân nhanh cụm chồi

Tách cụm chồi - Cấy chồi vào môi trường nhân nhanh cụm chồi

e. Duy trì cây

- Cây sau khi được cấy lên môi trường nhân giống và đạt kích thước 20 - 30mm thì được cấy chuyền sang môi trường MS có bổ sung saccharose 3%, agar 9 g/lít, chất kích thích sinh trưởng 6BA 0,1 mg/lít và GA3 0,3 mg/lit ở độ pH = 5,8 để duy trì sự phát triển của cây.

Bán Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất

Xem thêm >

- Sau 1 tháng cây con phát triển mạnh, lá có màu xanh non, thẳng và có kích thước từ 40 - 50mm là đạt yêu cầu.

Duy trì cây sinh trưởng

 Duy trì cây sinh trưởng

f. Tạo cây hoàn chỉnh

- Khi cây đạt kích thước từ 40 - 60mm sẽ được cấy chuyền tiếp sang môi trường duy trì sự phát triển của cây và tạo rễ MS có bổ sung 20g/l saccharose, agar 9 g/lít, NAA 0,5 mg/lít, than hoạt tính 2g/lít ở độ pH = 5,8.

- Sau 1,5 tháng trên môi trường này cây hoa hồng môn sẽ có kích thước 7 - 10cm, có đầy đủ bộ rễ và đảm bảo tiêu chuẩn để đưa ra vườn ươm.

Tạo cây hoàn chỉnh

Tạo cây hoàn chỉnh

g. Ra ngôi cây con

- Sau khi cây con đạt chiều cao 40 - 50mm, có từ 5 - 6 lá, đầy đủ bộ rễ (dài rễ 2 - 3cm) có thể tiến hành ra ngôi.

Cây con đạt tiêu chuẩn ra ngôi

Cây con đạt tiêu chuẩn ra ngôi

- Các bước ra ngôi cây con bao gồm:

* Xử lý cây in vitro trước khi ra ngôi:

- Cây con sau khi lấy ra khỏi bình được rửa sạch môi trường, xếp gọn gàng trên rổ có lót báo ẩm để tránh cho cây bị gãy hỏng, mất nước.

- Ngâm cây khoảng 3 phút trong dung dịch Ridomil (nồng độ 3g/lít) để diệt trừ nấm bệnh trên cây.

Dớn quấn cây con - Cây con đặt vào lỗ khay xốp

 a. Rửa sạch môi trường - b. Cây con sau khi rửa sạch

- Giá thể: Giá thể ra ngôi tốt nhất sử dụng dớn đã qua xử lý vô trùng

- Kỹ thuật ra ngôi:

+ Ra ngôi trên khay xốp có kích thước 40 x 60cm, có 120 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm.

+ Sử dụng dớn quấn quanh bộ rễ cây con và đặt vào các lỗ trên khay xốp và tưới nước đủ ẩm.

Dớn quấn cây con - Cây con đặt vào lỗ khay xốp

a. Dớn quấn cây con - b. Cây con đặt vào lỗ khay xốp

Cây con đặt đầy lỗ khay xốp

Cây con đặt đầy lỗ khay xốp

1.2. Tách cây

- Chọn cây mẹ có từ 3 năm tuổi trở lên có các bụi cây con mọc xung quanh.

- Cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 - 4 lá.

- Dùng dao bén tách cây con sát gốc.

- Dùng dớn bọc chỗ cắt lại, để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn.

- Trồng cây con với cả dớn xuống giá thể trồng có thể trong chậu hoặc trên luống.

Chọn cây mẹ xuất hiện cây con - Tách cây con khỏi cây mẹ - Trồng cây con vào chậu - Trồng cây con vào trong giá thể

a. Chọn cây mẹ xuất hiện cây con - b. Tách cây con khỏi cây mẹ -

c. Trồng cây con vào chậu - d. Trồng cây con vào trong giá thể

2. Nhân giống hữu tính

- Nhân giống hữu tính hoa hồng môn: hiện nay ít sử dụng trong công tác nhân giống vì tỷ lệ phân ly rất cao (hơn 90%), nhân giống hữu tính chỉ được thực hiện trong công tác chọn giống.

2.1. Cấy hạt trong nuôi cấy mô

- Thu hạt để gieo trên môi trường nuôi cấy nhân tạo nhằm tạo ra một số lượng cây giống nhất định phục vụ công tác chọn lọc giống cây trồng, công việc này bao gồm các bước:

+ Chọn những hoa có quả chín vàng và thu quả.

+ Xát dập quả và thu hạt.

Chọn quả chín - Xát dập quả chín để thu hạt

a. Chọn quả chín - b. Xát dập quả chín để thu hạt

- Hạt được xử lý vô trùng và được cấy trên môi trường MS có bổ sung 30g/l sucrose, 8g/l agar, 1mg/l indole-3-acetic acid (IAA).

- Cây trong lọ khi đạt chiều cao 5 - 7 cm, có 3 - 5 lá với bộ rễ tốt sẽ được rút ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Ridomil Gold 68WG).

- Sử dụng dớn quấn bộ rễ cây con hoặc trồng trong hỗn hợp gồm vỏ trấu hun, phân dê, phân lân.

- Thời gian từ khi cấy đến khi ra ngôi khoảng 3 - 5 tháng.

Bán chất siêu kích thích ra rễ Auxi IBA

Tìm hiểu thêm >

2.2. Gieo hạt

- Chọn những hoa có quả chín vàng và thu quả.

- Xát dập quả và thu hạt.

- Đưa hạt vào gieo trong hộp nhựa có chứa sẳn giấy hoặc bông đã tẩm ướt và đậy nắp lại. Khi nào giấy hoặc bông khô cần chêm thêm nước vào hộp.

Hạt được gieo vào trong hộ nhựa

Hạt được gieo vào trong hộp nhựa

Lưu ý: Nếu gieo hạt trực tiếp trên giá thể trồng thì tỷ lệ nẩy mầm của hạt rất thấp.

- Đưa hộp ra vườn ươm được che mát và sau 15 - 20 ngày hạt sẽ nẩy mầm.

- Sau khi cây con ra 2 cặp lá mới (từ 2 - 3 tháng sau khi gieo), có rễ đầy đủ tiến hành cấy trực tiếp lên trên giá thể dớn được đựng trong khay hoặc rổ.

- Khi cây cao 3 - 4cm tiến hành tách cây ra khỏi giá thể và đưa cây vào trong khay xốp chăm sóc.

Cây con được cấy trên dớn đựng trong khay nhựa - Đưa cây con vào khay xốp

Cây con được cấy trên dớn đựng trong khay nhựa - Đưa cây con vào khay xốp

3. Chăm sóc cây giống

3.1. Che giảm ánh sáng

- Lợp nhà che bằng lưới thái màu xanh đen, khổ 2m giảm 50% cường độ ánh sáng.

- Cách mặt luống đặt cây con nên căng nilong bên trên để cây con vừa ra ngôi hạn chế mất nước trong giai đoạn đầu và giỡ bỏ giàn che nilong sau 2 - 3 tuần.

Giàn che ánh sáng cho cây con

Giàn che ánh sáng cho cây con

3.2. Tưới nước

- Sử dụng bằng vòi phun sương tự động hoặc dùng bình phun tay.

- Hàng ngày phun đều cho ẩm toàn bộ cây và giá thể vào buổi sáng và chiều mát.

3.3. Bón phân

- Khi cây bén rễ (sau 2 tuần) sử dụng phân bón lá N:P:K giàu đạm cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

3.4. Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh hại: Thường gặp trong vườn ươm là bệnh thối rễ và bệnh đốm lá.

- Bệnh thối rễ: sử dụng Aliette 800 WG với liều lượng 200 - 250g/100 lít nước phun định kỳ ngày/lần.

Bệnh thối rễ - Thuốc Aliette 68WG

Bệnh thối rễ - Thuốc Aliette 68WG

- Bệnh đốm lá: sử dụng core 250ND nồng độ 0,05% định kỳ ngày phun 1 lần.

- Sâu hại: Thường gặp sâu ăn lá, sử dụng Marshal 200SC liều lượng 15- 20ml/bình 8 lít phun khi xuất hiện.

3.5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

- Sau khi ra ngôi khoảng 2 - 3 tháng cây hồng môn sẽ đạt đạt tiêu chuẩn xuất vườn như sau:

+ Cây khỏe, xanh tốt, không dị dạng, sạch bệnh.

+ Chiều cao cây từ 10 - 12cm và có 4 - 6 lá.

+ Số lượng rễ trên cây lớn hơn 6 rễ và rễ dài 2 - 4cm.

Cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Nguồn: Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc hoa hồng môn - Nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status