Tuyến trùng nốt sưng
1. Triệu chứng bệnh
- Xâm nhập vào bộ rễ ngay từ giai đoạn đầu, tạo u sưng kích thước lớn nhỏ, nối tiếp nhau tạo thành chuỗi hoặc từng u sưng riêng biệt.
- U sưng được hình thình sau 1 - 2 ngày, cây bị bệnh còi cọc, vàng úa, chết héo, rễ biến dạng, rễ bị thối hỏng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
- Do tuyến trùng (meloidogyne incognita) gây hại.
- Kích thước con cái: 0,53 - 0,85 mm, 0,36 - 0,56 mm, kim chích hút 14 - 15 micromet.
- Kích thước con đực: 1,7 - 1,9 mm, kim chích hút khoảng 22,8 micromet. Tuyến trùng con tuổi 2 dài 0,35 - 0,4 micromet, kim chích hút dài 10 micromet. Trứng dài 92 - 103 micromet, rộng 37,8 - 42,8 micromet…
3. Đặc điểm phát sinh và phát triển
- Các giai đoạn phát triển từ tuyến trùng non thành tuyến trùng trưởng thành tiến hành bên trong u sưng. Trog u sưng có từ 1 - 10 tuyến trùng cái hình quả chanh hoặc quả lê.
- Sau khi trứng nở ra khỏi u sưng, giải phóng vào đất, gặp điều kiện thuận lợi di chuyển và gây hại sang những bộ rễ cây khác.
- Chu kỳ phát triển vòng đời phụ thuộc vào nhiệt độ các tháng trong năm và phụ thuộc vào cây ký chủ: Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng phát triển là 25 - 28 độ.
4. Biện pháp phòng trừ
- Đảm bảo nguồn giống sạch bệnh tuyến trùng nốt sưng, đất không nhiễm tuyến trùng, đất hữu cơ sạch bệnh, khử trùng vườn ươm và dụng cụ chăm sóc.
- Biện pháp hóa học: Một số hóa học từ tuyến trùng nốt sưng như temic, vydate, furadan…
- Biện pháp sinh học: Sử dụng nấm, vi khuẩn đối kháng tuyến trùng nốt sưng như: nấm Arrthrobotrys oligospore, verticillium clamydosporium…
- Bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn (Helicotylenchus dihystera)
- Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây (Ditylenchus destructor Thorne)
- Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi (Ditylenchus dipsaci)
- Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê (Pratylenchus coffea)
- Bệnh tuyến trùng hại rễ cam chanh (Tylenchulus semipenetrans)
- Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây (Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973)