Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê

Cây trồng bị hại: Cây cà phê
Tên khoa học: Pratylenchus coffea

Các loại cây trồng là ký chủ gồm: cà phê, đậu tương, dứa, lạc, chanh, cam, thuốc lá, cà chua, lúa, mía, ngô, chuối, khoai tây, củ cải, mì mạch, đậu, hành, bông, dâu tây.

1. Triệu chứng

Rễ cà phê bị bệnh biến vàng, sau chuyển sang màu nâu, một bên rễ bị thối, có một vài vết trên lá biến màu sau biến vàng rõ, cây lùn còi cọc, một số nhánh non bị chết, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, làm rễ bị huỷ diệt nhanh chóng, cây ngừng phát triển, lá vàng, có nhiều vết đốm làm giảm năng suất thu hoạch hoặc cây bị chết héo vàng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do loài tuyến trùng Pratylenchus coffea (Zimmermann, 1898) Filipjev & Sch-Stekhoven, 1941

Chiều dài: 0,42 - 0,68 mm, rộng: 20 - 30 µm. Kim chích hút dài 14 - 16 µm

3. Đặc điểm phát sinh phát triển

Loài Pratylenchus coffea là loài tuyến trùng đa chủ, có khả năng ký sinh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuyến trùng có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong quá trình ăn và một phần cơ thể của chúng nằm bên trong tế bào rễ. Tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào và tạo vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây bệnh ở trong đất xâm nhiễm. Một chu kỳ phát triển từ 45 - 55 ngày.

Loài tuyến trùng này gây hại trên cà phê chè và cà phê vối nhưng không gây hại trên cà phê mít.

Giống cà phê chè Coffea arabica bị hại nặng nhất. Tuyến trùng P. cofea là tác nhân 2 gây hại chính và tạo điều kiện cho nấm Fusarium, Rosellina làm thối rễ cà phê, thậm chí cả 2 loài tuyến trùng P. coffea và Meloidogyne spp cùng xuất hiện gây hại trên cà phê rất nghiêm trọng. Nấm Fusarium oxysporum và tuyến trùng P. coffea kết hợp cùng gây hai trên cà phê với mật độ 80 con/50 g đất đã gây hại nghiêm trọng trên cà phê 1 - 2 năm tuổi.

Loài P. coffea phá hại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng. Khi kết hợp với nấm Fusarium oxysporum và Fusarium solani gây hại nghiêm trọng hơn, mật độ 20 con/50g đất và 70 con/5g rễ cây là phê đã có khả năng bị bệnh thối rễ vàng lá. Mật độ tuyến trùng tăng cao vào các háng cuối mùa khô, đầu mùa mưa trong điều kiện của vùng trồng cà phê Đak Lak.

4. Biện pháp phòng trừ

Dùng giống cây sạch bệnh

Dùng biện pháp canh tác: luân canh với cây trồng khác, trồng xen canh. Sử dụng biện pháp luân canh 2 - 3 năm kết hợp với biện pháp hoá học, canh tác, sinh học và thu gom rễ 3 lần trước khi trồng lại cà phê. Bón phân hữu cơ, phân chuồng với lượng 20 tấn/ha, 2 năm một lần có thể hạn chế bệnh thối rễ vàng lá rên cà phê vối. Hạn chế việc xới xáo đất và tưới tràn vì dễ làm lan truyền bệnh tuyến ùng.

Dùng các biện pháp hóa học: Các loại thuốc hoá học Oxamyl, Phenamiphos và Aldicarb có tác dụng phòng trừ tuyến trùng tại vườn ươm cà phê (El Salvador), thuốc carbofuran, Nemacur có hiệu quả hòng trừ tốt, làm tăng năng suất vào năm thứ hai hoặc sau 90 ngày xử lý, song độc hại lên rất hạn chế sử dụng trên diện rộng.

Nguồn: Admin NN
DMCA.com Protection Status