Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa
Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa có thể làm giảm năng suất từ 50 - 80 %.
Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa xuất hiện trên nhiều nước trồng lúa khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Châu Phi, Brazil, Nga, Việt Nam … Ở nước ta bệnh được phát hiện từ những năm 1967 – 1968 do nhập các lô lúa giống từ Trung Quốc trên các giống như Trân châu lùn, bao thai lùn, mộc tuyền …
1. Triệu chứng bệnh
Khi cây nhiễm bệnh cây phát triển không bình thường, lùn, lá biến dạng: đầu lá bị khô tóp, chót lá chuyển màu trắng xám, lá xoắn lại, giai đoạn làm đòng thì lá đòng cổ bông xoắn, ghẹt đòng, bông ngắn, trỗ không thoát, hạt lép. Tuyến trùng gây hai trên lá lúa, phần ngọn lúa, biểu hiện đặc trưng nhất ở thời kỳ lúa đứng cái – trỗ đòng. Đầu tiên tuyến trùng chui vào nách lá di chuyển lên trên hoa sau đó chi vào hạt làm bông kém phát triển, cổ bông chun lại, bông nhỏ, hạt có thể không chin được, gây giảm năng suất tới 50 – 80%.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tuyến trùng A.beseyi, có hình dạng thân thon mảnh, thẳng khi duỗi thân thường cong về phí mặt bụng, có các vòng tròn không rõ ràng trên thân, môi tròn có khía, hai bên môi rộng hơn phần gốc môi, môi không xương và thuỳ chẻ sâu hơi cứng. Chiều dày thân bằng ¼ đường kính thân và có 4 vạch.
Tuyến trùng đơn tính.
- Con cái dài: 0,6 - 0,7 mm; a = 40 - 48; b = 9 - 11; c = 16 - 19; v= 68 - 72%. Kim chích hút dài: 10 µm. Lỗ giao phố nằm ngang, 2 mép hơi phồng lên. Túi nhận tinh hình ovan dài. Buồng trứng ngắn có 2 - 4 hàng, phía trong lỗ giao phối là túi noẵn hẹp không rõ ràng. Đuôi hình nón dài, chóp đuôi có mấu đa dạng và có 3 - 4 núm nhọn.
- Con đực dài 0,5 - 0,7 mm; a = 40 - 44; b = 9 - 10; c = 16 - 20; v = 50 - 60%.Đuôi hình nón dài có 4 núm nhọn ở đuôi, gai giao phối rất điển hình, tinh hoàn lẻ chuỗi.
3. Đặc điểm phát sinh
- Là dạng tuyến trùng có tính chuyên hoá hẹp, ký sinh thực sự, luôn sống trên cây và không rời khỏi cây lý chủ. Đất chỉ là yếu tố hỗ trợ cho chúng lan truyền và chuyển sang trạng thái hoạt động sau khi tiềm ẩn trong hạt giống (nằm trú ngụ giữa phần bỏ và hạt gạo). Tuyến trùng có thể ở trạng thái tiềm sinh từ 8 tháng đến 3 năm sau khi thu hoạch. Tuyến trùng tồn tại qua hạt giống ở trạng thái tiềm sinh có thể kéo dài tới 2 – 3 năm hoặc nhiều hơn, đây cũng là nguồn bệnh ban đầu. Hạt lúa nhiễm tuyến trùng không khác biệt so với hạt khoẻ mạnh. Sau khi gieo hạt và đất tuyến trùng ở trong hạt vươn theo mầm ra khỏi vỏ hạt, di chuyển nằm trong lá nõn cuốn tròn. Từ giai đoạn này đến khi lúa trỗ tuyến trùng sinh sản nhanh, nằm trong nách lá, bẹn lá và dùng kim chích hút vào mô lấy chất dinh tưỡng theo kiểu ngoại ký sinh. Theo sự phát triển của cây lúa, tuyến trùng di chuyển dần lên phía trên vào ngọn cây tới đòng, bao phấn của bông lúa dẫn tới khả năng tồn tại của tuyến trùng ở trong hạt, đến khi lúa chin thì trên thân (rơm rạ)hầu như không có tuyến trùng, chúng chui vào hạt nằm cuộn tròn dưới lớp vỏ trấu và sống tiềm sinh ẩn. Hạt thóc trở thành môi giới nhiễm tuyến trùng và bệnh được lây lan nhờ hạt giống nhiễm bệnh.
- Tuyến trùng phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 20oC, tối thiểu là 13oC và tối đa là 43oC, vòng đời từ 3 – 6 ngày ở nhiệt độ 25 – 31oC và 9 – 24 ngày ở nhiệt độ 14 – 20oC. Tuyến trùng chết ở nhiệt độ 54oC trong 10 phút, ở nhiệt độ 44oC trong 4 giờ. Ẩm độ thích hợp cho tuyến trùng phát triển 70 – 90 %; ẩm độ 100% hoặc mưa ẩm thuận lợi cho sự di chuyển lan truyền từ cây này sang cây nọ.
4. Biện pháp phòng trừ
- Chọn lọc hạt giống sạch bệnh: không lấy hạt ở các ruộng, các vùng đang có bệnh.; Sử dụng hạt giống kháng tuyến trùng và kết hợp các biện pháp canh tác hạn chế tác hại của chúng dưới ngưỡn gây hại kinh tế. Tiêu huỷ các tàn dư cây bệnh tránh lây lan từ rơm rạ. Hạt giống trước khi đưa vào sản xuất cần xử lý bằng nước nóng 52 - 54oC trong 15 phút, phơi lúa dưới ánh sáng mặt trời hoặc sấy khô ở nhiệt độ 30 – 35oC trước khi bảo quản.
- Biện pháp hoá học: Sử dụng các thuốc xử lý hạt giống như: Fensulfothian, Carbofuran, Aldicarb, Methomyl … Có thể xử lý xông hơi mằng Metyl bromide: 567g/28,094 m3 trong 6 giờ. Tuy nhiên, xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học còn hạn chế, thuốc hoá học ít nhiều ảnh hưởng tới tỷ lệ này mầm của hạt giống và gây độc hại cho người xử dụng.
- Bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn (Helicotylenchus dihystera)
- Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây (Ditylenchus destructor Thorne)
- Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi (Ditylenchus dipsaci)
- Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê (Pratylenchus coffea)
- Bệnh tuyến trùng hại rễ cam chanh (Tylenchulus semipenetrans)
- Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây (Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973)