Tuyến trùng
Đặc điểm gây hại của tuyến trùng hại rễ
Ấu trùng cảm nhiễm có thể xâm nhập vào rễ ngay cạnh sần hoặc có thể xâm nhập vào rễ mới. Tuyến trùng chỉ xâp nhập vào những cây trồng thích hợp với chúng. Khi chưa gặp cây chủ thích hợp chúng có thể tồn tại một thời gian tương đối dài ở trong đất. Như vậy, thực tế chỉ có thể tìm thấy tuyến trùng tuổi 2 có mặt ở trong đất. Trong thời gian này tuyến trùng lấy nguồn dinh dưỡng bằng cách sử dụng nguồn thức ăn dự trữ trong ruột chúng.
Khả năng gây hại (triệu chứng) do tuyến trùng Medoilogyn sp.
(A) Hình dạng tuyến trùng ngoại ký sinh; (B) Cây thanh long bị tuyến trùng hại; (C) Rễ cây sung phồng do tuyến trùng
Triệu chứng héo lá và rễ cây bị tuyến trùng gây hại
Trứng tuyến trùng nhìn dưới kính hiển vi và rễ bị thối đen do tuyến trùng
Tuyến trùng tuổi 2 có thể xâm nhập vào thực vật bằng các chất do vật chủ tiết ra. Sau khi xâm nhập vào trong rễ, tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ để đến vùng kéo dài của rễ, tế bào bị tách dọc ra, sau đó tuyến trùng cư trú tại vùng mô phân sinh của vỏ rễ và bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Khi lấy dinh dưỡng, tuyến trùng cắm phần đầu vào các tế bào mô mạch của rễ, tiết enzyme tiêu hoá làm cho quá trình sinh lý sinh hoá của mô rễ thay đổi và hình thành các điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Vùng dinh dưỡng mà tuyến trùng cư trú gồm 5-6 tế bào khổng lồ là những tế bào có nhiều nhân được tạo thành trong vùng nhu mô hoặc vùng libe. Chính vì rễ bị tổn thương nên cây sẽ nhanh khô héo và chết.
Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.
Biện pháp phòng trị tuyến trùng Medoilogyn sp.
-
Biện pháp canh tác
- Để ngăn ngừa sự lây lan phát triển của tuyến trùng người ta có thể chọn giống sạch bệnh, giống chịu bệnh, kiểm tra vệ sinh đồng ruộng, xử lý các nông cụ.
- Để phòng bệnh tuyến trùng, bà con nên luân canh, xen canh, làm mô đất để giúp thoát nước cho cây. Cần vệ sinh mô đất trồng, bón phân hữu cơ đã hoai mục và lượng phân hóa học cân đối cũng như tưới nước hợp lý, hạn chế tưới tràn... Nhằm tạo điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Các biện pháp này cũng có tác dụng đáng kể trong việc phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây
-
Biện pháp vật lý
Phương pháp này dựa trên sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độvà môi trường để tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệtđộ trên 600C do đó các biện pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao,nhưng chúng cũng đòi hỏi chi phí cao và thời gian dài.
-
Biện pháp sinh học
Nghiên cứu thiên địch của tuyến trùng. Việc này có tầm quan trọng rất lớn để xác định các thiên địch có khả năng làm giảm mật độ quần thể để hạn chế tác hại do tuyến trùng ký sinh gây ra cho cây trồng. Trồng các loại cây như vạn thọ, sao nhái để xua đuổi tuyến trùng.
-
Biện pháp hóa học
- Khi phát hiện dấu cây bị tuyến trùng gây hại cần tưới gốc bằng Tervigo 20SC
- Thuốc Agrispon (thuốc sinh học của Hoa Kỳ) + Sincocin, dùng 1 lần/tháng.
- Hoặc một số loại thuốc: Nokaph, Vimoca, Mocap dùng 2 lần/năm vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Lưu ý: Không thực hiện trong giai đoạn cây đang mang trái vì đây là loại thuốc rất độc, thời gian cách ly 14- 21 ngày.
- Bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn (Helicotylenchus dihystera)
- Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây (Ditylenchus destructor Thorne)
- Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi (Ditylenchus dipsaci)
- Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê (Pratylenchus coffea)
- Bệnh tuyến trùng hại rễ cam chanh (Tylenchulus semipenetrans)
- Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây (Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973)