Tìm hiểu yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa lê vàng Kim Hoàng Hậu

Cây trồng liên quan: Cây dưa lê (dưa thơm)

1. Tình hình sử dụng dinh dưỡng trong sản xuất rau quả nói chung tại Việt Nam

Trong sản xuất rau, quả nói chung và trồng dưa vàng nói riêng, năng suất là yếu tố hàng đầu đánh giá sản xuất có thành công hay không. Năng suất dưa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, điều kiện canh tác, mức độ đầu tư và tình hình sâu bệnh hại. Đầu tư cao và đồng bộ cho phép khai thác được thế mạnh của giống mới. Dinh dưỡng khoáng nói chung và đặc biệt là quan hệ giữa mỗi loại riêng biệt ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển dẫn tới sự chênh lệch năng suất với các mức độ khác nhau.

Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở Việt Nam, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, kali, lân. Đây cũng là các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và chi phối hướng sử dụng phân bón. Khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí cho từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu dinh dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây trồng vụ trước

Vai trò của phân bón trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận. Song việc bón phân vô cơ về lâu về dài làm chua đất (pH cao), tỉ lệ mùn giảm, đất chai cứng, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm, nông sản thường tích tụ nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe của con người, vì vậy bón phân vô cơ không phải là phương án tối ưu khi sản xuất về lâu dài.

Với nền sản xuất nông nghiêp hiện đại, người sản xuất dần chuyển sang sử dụng phân hữu cơ bởi vì phân hữu cơ tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng, thành phần dinh dưỡng trong rau quả cao,phân hữu cơ còn làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm cho đất không bị trai cứng và bạc màu. Hiện nay các loại phân hữu cơ (phân bón sinh học) và chế phẩm sinh học như các loại phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại , phân vi sinh được khuyến khích sử dụng và dàn trở lên phổ biến rộng khắp. Bón phân hữu cơ có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa sinhcủa đất rõ rệt và trong điều kiện đất nhiệt đới của nước ta, đièu đáng chú ý hơn hết là việc tăng thêm dung tích hấp thu cho đất nhờ đó mà khả năng hấp thu và dự trữ dinh dưỡng cho cây.

2. Yêu cầu của cây dưa Kim Hoàng Hậu chế độ dinh dưỡng cây trồng

Dưa vàng Kim Hoàng Hậu trồng trong nhà lưới cho năng suất cao

Dưa vàng Kim Hoàng Hậu trồng trong nhà lưới cho năng suấ cao

- Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, năng suất, trọng lượng và phẩm chất trái dưa vàng. Lượng phân bón cho dưa vàng nhiều hay ít còn tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Dưa vàng ưa nhất đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa. Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước, giữ được màu mà còn giữ được nhiệt độ của đất điều hoà, thúc đẩy quá trình phát dục của dưa vàng, làm cho dưa vàng mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị cao.Nơi có tầng đất canh tác mỏng, nhiều cát, ít màu, khô hạn không những sảnượng thấp mà chất lượng cũng kém. Đối với đất thịt mưa đã giữ nước lâu, nắng hay bị nứt nẻ làm cây bị đứt rễ sẽ không tốt.

- Cây dưa vàng cần đầy đủ các chất Đạm, LânKali. Phân đạm giúp cây tăng trưởng nhanh, trái mau lớn.

- Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ. Ngược lại nếu nhiều đạm quá , cây dưa phát triển thân lá mạnh, xum xuê dễ bị sâu bệnh, trái chín chậm, nhiều nước, vị nhạt không giữ được lâu sau thu hoạch.

- Dưa vàng rất cần lân, phân lân giúp kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều và hạn chế hiện tượng thừa đạm. Thiếu lân bộ rễ cây phát triển kém nên cây sinh trưởng chậm, ít lá, năng suất cũng giảm.

- Kali giúp cho thân lá cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện sống bất lợi. Kali giúp tăng phẩm chất trái, vỏ trái cứng, dễ vận chuyển.Vì vậy, ở giai đoạn trái lớn đến chín cây dưa vàng rất cần nhiều Kali để thúc đẩyquá trình chuyển hóa đường trong trái khi chín làm trái ngọt,  vỏ cứng, dễ vận chuyển. Vì vậy, cung cấp kali vào giai đoạn này giúp trái chín nhanh và có mầu sắc đẹp.

- Ngoài ra cây dưa vàng cũng cần các chất trung và vi lượng, Đặc biệt cây dưa vàng rất nhạy cảm với CanxiMagiê. Thiếu Canxi dưa thường bị bệnh “thối đít trái”. Thiếu Magiê giảm khả năng đậu trái.

- Bên cạnh việc bón phân hóa học cho cây dưa vàng, thì phân chuồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa vàng. Nhờ lót được phân chuồng dưới gốc mà cây dưa lê khỏe mạnh, cứng cáp, gốc ít bị nấm và vi khuẩn xâm hại, quả lại ngon, ngọt và thơm. Phân chuồng là loại phân không thể thiếu cho dưa,nếu không có phân chuồng bón lót thì việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho dưa cực kì vất vả. Vì chỉ bón phân hóa học bón thì thân lá, rễ cây rất mềm yếu, sức chống đỡ sâu bệnh, thiên tai là không thể có, quả lại nhỏ, không ngon, bán không được giá.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status